Bộ Y tế ban hành Thông tư 46/2016/TT-BYT về danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Thông tư 46/2016/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 1/3/2017, bãi bỏ Phụ lục I về danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BYT.
Theo đó, ban hành kèm theo Thông tư là danh mục 332 bệnh cần chữa trị dài ngày (quy định hiện hành tại Phụ lục 1 đính kèm Thông tư 14/2016/TT-BYT là 192 bệnh).
Ảnh minh họa. |
Trong đó, bổ sung thêm nhiều loại bệnh, điển hình như:
- Nhóm bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng: Tiêu chảy kéo dài, Viêm xoang, Uốn ván nặng và di chứng, Viêm gan do rượu…
- Nhóm bệnh nội Tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa: Hạ đường huyết nghi do cường Insulin, Đái tháo đường thai kỳ (nguy cơ dọa xảy thai, thai lưu nhiều lần)…
- Nhóm bệnh hệ thần kinh: Liệt 2 chân hoặc liệt tứ chi, Viêm não viêm tủy và viêm não tủy, Đột quỵ không rõ nhồi máu não hay xuất huyết não…
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày là cơ sở để thực hiện chế độ, quyền lợi cho người lao động theo quy định Luật bảo hiểm xã hội.
Mã bệnh và tên bệnh trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được quy định như sau:
- Các bệnh trong Danh mục được gán mã bệnh theo Phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10) có mã bệnh 3 và 4 ký tự (gồm số và chữ). Các bệnh có mã 4 ký tự thuộc nhóm bệnh có mã bệnh 3 ký tự.
- Một số bệnh chưa được gán mã bệnh theo phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10) thì thống nhất xác định tên theo chẩn đoán bệnh.
Xem thêm chi tiết tại phụ lục Thông tư 46/2016/TT-BYT.
Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn hoặc xuanthuandong@gmail.com Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng. |
Luật gia Đồng Xuân Thuận