Từ vụ cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh: Giáo viên làm gì để không phải 'đau đầu' chuyện phạt học sinh?

TS. Giáo dục Đặng Thị Quỳnh Hương - Giảng viên ĐH Rouen (Pháp) chia sẻ những phương pháp giáo dục mới không cần sử dụng đến xử phạt.
tu vu co giao quy goi xin loi phu huynh giao vien lam gi de khong phai dau dau chuyen phat hoc sinh Sắp có thông cáo báo chí về vụ bắt cô giáo quỳ
tu vu co giao quy goi xin loi phu huynh giao vien lam gi de khong phai dau dau chuyen phat hoc sinh Vụ cô giáo quỳ: Đầu tuần sẽ có kết quả xử lý
tu vu co giao quy goi xin loi phu huynh giao vien lam gi de khong phai dau dau chuyen phat hoc sinh Bức tâm thư gửi phụ huynh ép cô giáo quỳ gối gây xúc động

Liên quan đến câu chuyện một giáo viên ở Long An phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh vì xử phạt học sinh, TS. Giáo dục Đặng Thị Quỳnh Hương đã đưa ra những lời khuyên và phương pháp giáo dục mới từ các nước trên thế giới nhằm đào tạo trẻ phát triển tốt, trong một tâm thế hợp tác.

Phân biệt giữa "xử phạt" và "trừng phạt"

Theo bà Đặng Thị Quỳnh Hương, trong giáo dục, giáo viên và phụ huynh cần phân biệt rõ "xử phạt" (sanction) và "trừng phạt" (punishment), hai khái niệm này thường xuyên bị nhầm lẫn.

tu vu co giao quy goi xin loi phu huynh giao vien lam gi de khong phai dau dau chuyen phat hoc sinh
Trẻ em dễ bị tổn thương bởi những hình phạt từ giáo viên và gia đình (Ảnh minh họa Nguồn Internet)

"Xử phạt" (sanction) đề cập tới một quy tắc hay nội quy đã được thống nhất. Nếu đứa trẻ không tuân thủ quy tắc thì sẽ bị xử phạt. Phải chắc chắn là đứa trẻ hiểu mục đích của việc thiết lập quy tắc (vì an toàn, vì tôn trọng tập thể, giáo viên...) và biết hình phạt, cũng như biết rằng việc phạt sẽ được áp dụng trong trường hợp không tuân thủ quy tắc.

Ở lớp học cũng như ở nhà, các quy tắc và hình phạt nên được thông báo và có sự thống nhất của trẻ ngay từ đầu.

Còn đối với "trừng phạt" (punishment) có tính chất "phủ đầu" hoặc "phản ứng" hơn là giáo dục. Nó thường đánh vào sự sợ hãi và sự sỉ nhục hoặc thậm chí hạ nhân phẩm đứa trẻ.

"Trừng phạt không có giá trị giúp trẻ tích cực hơn mà có thể có ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ. Tính chất "phủ đầu" hoặc "phản ứng" ở đây chủ yếu là để hạ hỏa sự bực mình của người lớn, kiểu "cho chừa"... chứ lúc đó họ ko đủ bình tĩnh hay kiến thức để nghĩ tới tính giáo dục" TS. Hương cho biết.

Sự trừng phạt hay các hình phạt được phụ huynh và giáo viên sử dụng rất phổ biến như một công cụ để thực thi thẩm quyền.

TS Hương cho biết thêm: "Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trừng phạt sẽ mang lại 1 số hậu quả như: Sự nổi loạn; co mình lại vì sợ hãi; oán giận; trả thù. Những điều này không giúp đứa trẻ phát triển tốt hơn. Ngược lại, chúng ta đẩy trẻ trở nên chống đối và có xu hướng bạo lực (về tinh thần hoặc thể chất tùy theo các dạng trừng phạt và trẻ phải chịu đựng)".

Tiếp cận kỉ luật tích cực

Theo bà Hương cho rằng nên hạn chế tối đa sử dụng "xử phạt" lẫn "trừng phạt". Bởi vì xử phạt cũng ít nhiều mang lại những hậu quả nhất định đối với tâm lý của trẻ.

tu vu co giao quy goi xin loi phu huynh giao vien lam gi de khong phai dau dau chuyen phat hoc sinh
TS. Giáo dục Đặng Thị Quỳnh Hương - Giảng viên ĐH Rouen Pháp (Ảnh NVCC)

Để hạn chế những tác động tiêu cực đến tâm lý trẻ, TS. Đặng Thị Quỳnh Hương chia sẻ: "Có một cách tiếp cận rất nổi tiếng trên thế giới đóng vai trò như 1 giải pháp hiệu quả hơn cho vấn đề này. Đó là tiếp cận kỉ luật tích cực’.

Kỷ luật tích cực là một quá trình tập trung vào ba yếu tố: phòng ngừa, can thiệp và sửa chữa. Về mặt cụ thể, quá trình này bao gồm các hành động giáo dục và phục hồi.

Nó không có nghĩa là xóa bỏ tuyệt đối các hình phạt, thay vào đó làm cho các hình phạt trở nên không cần thiết thông qua việc giảng dạy các cho trẻ các kỹ năng cảm xúc và kỹ năng công dân.

Bà Hương nói: ‘Từ ở trường mẫu giáo hay tiểu học, giáo viên dạy trẻ các bước đặt mình vào trường hợp của người khác, để hiểu cảm xúc của đối phương, dạy trẻ cách trao đổi với đối phương, cách giải quyết vấn đề để đi tới hòa giải và vui vẻ cho 2 bên... Cho trẻ thực hành nhiều lần ở lớp.

Như thế khi có tranh chấp hay xích mích với bạn bè, đa phần trẻ tự biết cách giải quyết vì đã biết qui trình rồi. Như thế, hàng ngày giáo viên không cần phải đau đầu làm quan tòa rồi đưa ra các hình thức phạt... Kỉ luật tích cực có thể áp dụng cho trẻ từ mẫu giáo tới học sinh cấp 3."

Phương pháp này có thể xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh bằng biện pháp kỷ luật tích cực, thay vì phải đi "chữa cháy" bằng cách phạt (trừng phạt lẫn xử phạt).

Liên đoàn hội đồng phụ huynh Pháp gọi nước Pháp là kẻ đần (le cancre) của các nước phát triển OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) trong lĩnh vực kỉ luật học đường.

Họ rất xấu hổ vì các báo cáo quốc tế nói rằng trường học của Pháp nhiều kỷ luật nhất. Số liệu của PISA 2015 (Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế) cho thấy chỉ 41% phụ huynh (Pháp) có thảo luận với giáo viên về chủ đề kỷ luật trẻ, trong khi trung bình của OECD là 50%.

Tại sao phụ huynh Pháp lại có một sự thờ ơ tới như vậy? Bởi theo PISA, việc trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên về kỉ luật học đường sẽ giúp phụ huynh hiểu và phối hợp tốt với giáo viên và cũng như giú giáo viên chú ý và áp dụng kỷ luật học đường tốt hơn. Đây được coi là 1 trong số các chỉ số của việc triển khai Kỷ luật tích cực (positive discipline) trong nhà trường.

(TS. Giáo dục Đặng Thị Quỳnh Hương - Giảng viên ĐH Rouen Pháp)

tu vu co giao quy goi xin loi phu huynh giao vien lam gi de khong phai dau dau chuyen phat hoc sinh Sắp có thông cáo báo chí về vụ bắt cô giáo quỳ

Ông Trần Văn Tươi, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bến Lức, Long An, cho biết đang hoàn tất thông cáo báo ...

tu vu co giao quy goi xin loi phu huynh giao vien lam gi de khong phai dau dau chuyen phat hoc sinh Vụ cô giáo quỳ: Đầu tuần sẽ có kết quả xử lý

Đến thời điểm này, UBND huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã nhận được đầy đủ kết quả xác minh từ 2 tổ thanh tra. ...

tu vu co giao quy goi xin loi phu huynh giao vien lam gi de khong phai dau dau chuyen phat hoc sinh Bức tâm thư gửi phụ huynh ép cô giáo quỳ gối gây xúc động

Bức tâm thư đầu tiên, được ông Dũng viết gửi cho đồng nghiệp và cũng là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Chánh. “Bốn mươi ...

chọn