Tưởng hơi thở con có mùi vì sâu răng ai dè là do 4 chứng bệnh cần chú ý này đây

Tổng hợp những nguyên nhân và cách chăm sóc con trẻ giúp hơi thở không có mùi khó khịu, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
tuong hoi tho con co mui vi sau rang ai de la do 4 chung benh can chu y nay day Bé khỏe mạnh suốt mùa đông nhờ mẹ biết cách phòng tránh các bệnh thường gặp
tuong hoi tho con co mui vi sau rang ai de la do 4 chung benh can chu y nay day Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để phòng ngừa một số bệnh vặt mùa đông
tuong hoi tho con co mui vi sau rang ai de la do 4 chung benh can chu y nay day Thời tiết giao mùa trẻ dễ mắc những bệnh gì?

1. Cảnh giác khi hơi thở của trẻ có mùi hôi

Dù là trẻ lớn hay trẻ nhỏ chưa mọc răng, mẹ nên chú ý quan tâm khi phát hiện hơi thở con có mùi hôi thối. Đây là lời cảnh báo sức khỏe trẻ có thể đang gặp vấn đề như:

Bệnh gan: Nếu hơi thở mang mùi hôi nồng như trứng thối tỏa ra từ hơi thở của bé, mẹ hãy cảnh giác với những vấn đề không hay liên quan tới chức năng gan của trẻ. Lúc này, các con rất cần được mẹ đưa đến bệnh viện để thăm khám sớm và có những điều trị tích cực đấy.

Bệnh đường tiêu hóa: Những mùi chua, tanh phát ra từ hơi thở của trẻ, kèm theo những triệu chứng như nôn trớ sau ăn, biếng ăn có thể cảnh báo cho mẹ những chứng bệnh liên quan đến dạ dày và trào ngược dạ dày. Trong khi mùi chua là dấu hiệu của bé bị mắc chứng rối loạn tiêu hóa thì mùi tanh biểu hiện cho những vấn đề của hệ trao đổi chất ở trẻ nhỏ.

tuong hoi tho con co mui vi sau rang ai de la do 4 chung benh can chu y nay day
Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ.

Bệnh răng miệng: Những mảng vôi bám chặt vào chân răng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ làm nhiễm trùng nướu và chân răng. Trẻ hôi miệng cũng có thể do sâu răng. Vi khuẩn phá hủy lớp men, đục khoét phần tủy và phân hủy protein thành axit amin có mùi hôi. Ngoài ra, khô miệng hoặc vệ sinh lưỡi không đúng cách cũng là tác nhân gây mùi khó chịu cho hơi thở của trẻ.

Bệnh đường hô hấp: Vi khuẩn xâm hại hệ hô hấp của trẻ sẽ sinh ra chất dịch nhầy có mùi hôi. Do đó, mẹ hãy nhanh chóng đưa con đi kiểm tra hệ hô hấp để phát hiện kịp thời các triệu chứng của bệnh viêm họng, viêm amidan hay nhiễm trùng đường hô hấp, cúm, cảm lạnh, viêm tiểu phế quản… nếu phát hiện hơi thở của bé có mùi hôi thối bất thường.

Các bệnh về mũi, xoang: Khoang mũi bị nhiễm trùng sẽ tạo ra những ổ mủ. Dịch mủ tích tụ lâu ngày sẽ chảy xuống đường hô hấp dưới gây nên những mùi hôi thối. Nhưng mẹ cũng chớ lo nhé vì khi phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, hơi thở của con sẽ sớm thơm tho trở lại thôi.

Những nguyên nhân khác: Ngoài những yếu tố về bệnh lý, hôi miệng ở trẻ còn đến từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn món có mùi, tật ngậm mút ngón tay và quá trình phân hủy thành phần của thuốc.

tuong hoi tho con co mui vi sau rang ai de la do 4 chung benh can chu y nay day
Chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ để tránh hôi miệng.

2. Cách chăm sóc trẻ bị hôi miệng

Để mùi hôi không còn cản trở những cuộc vui với bạn bè của trẻ, mẹ hãy giúp con khắc phục tình hình hôi miệng với những giải pháp sau đây:

- Đánh răng sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải mềm để đánh bật những thức ăn thừa dính lại.

- Rửa đồ chơi và những vật dụng liên quan khác nếu bé có thói quen ngậm, mút đồ.

- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa còn dính ở răng.

- Bổ sung nước uống cho con để tăng cường sản xuất nước bọt.

- Khử trùng núm vú giả sạch sẽ nếu bé còn đang sử dụng.

- Rơ lưỡi cho con với những dụng cụ làm sạch chất lượng.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.

- Dùng kem đánh răng không chứa chất mài mòn.

- Luyện tập thói quen chải răng đúng cách.

- Thay bàn chải 3 tháng/lần.

tuong hoi tho con co mui vi sau rang ai de la do 4 chung benh can chu y nay day
Hướng dẫn trẻ tự biết bảo vệ răng lợi khỏi vi khuẩn gây hôi miệng

3. Khi nào nên đưa trẻ bị hôi miệng đi khám?

Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cần được cha mẹ đặc biệt lưu tâm để duy trì hơi thở thơm mát cho con. Muốn vậy chúng ta cần có sự thăm khám và phòng ngừa khoa học, hợp lý.

Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên. Việc kiểm tra sức khỏe răng miệng đều đặn cho con đóng vai trò rất quan trọng để ngăn chặn các bệnh tiềm tàng đó các mẹ. Hơn nữa, khi con bị hôi miệng, mẹ càng nên cho bé đi nha sĩ kiểm tra để có cách chăm sóc và điều trị phù hợp.

Thăm khám nếu hôi miệng là do bệnh. Bởi vì hôi miệng còn cảnh báo nguy cơ về những căn bệnh tiềm tàng khác nên mẹ hãy đưa con đi bác sĩ ngay nếu bé cảm thấy khó chịu hoặc xuất hiện mùi "thối" bất thường và thời gian bị kéo dài.

Nói tóm lại, để giúp con duy trì một hơi thở thơm tho, không mùi thì cha mẹ nên thường xuyên để ý tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Bên cạnh đó là thực hiện những cách chăm sóc trẻ bị hôi miệng hiệu quả để con mau chóng lấy lại tự tin khi giao tiếp, chuyện trò cùng bạn bè.

tuong hoi tho con co mui vi sau rang ai de la do 4 chung benh can chu y nay day Ngủ chung với mẹ là nguy hiểm hay chìa khóa của bú mẹ thuận tự nhiên?
chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.