Ùn tắc cổng trường học ở Hà Nội: Đổi giờ, xây dựng xe buýt học đường

Với vấn đề ùn tắc cổng trường học ở Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng cần đổi giờ học, giờ làm, xây dựng hệ thống xe buýt học đường.

IMG_8571

Phụ huynh chờ con dưới lòng đường gây ùn tắc giao thông trên phố Nguyễn Khánh Toàn. (Ảnh: Di Linh).

Đổi giờ học, giờ làm 'chống' tắc đường cổng trường

Tại Thủ đô Hà Nội, ùn tắc giao thông trước cổng các trường học là vấn đề diễn ra từ lâu nhưng chưa có giải pháp triệt để.

Dạo một vòng Thủ đô vào các khung giờ học sinh đến và tan trường có thể dễ dàng bắt gặp những điểm ùn tắc cục bộ trước cổng trường học.

Đơn cử như đường Nguyễn Khánh Toàn (trường THCS Dịch Vong), đường Trương Công Giai (trường THCS Cầu Giấy), trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Thực nghiệm khoa học giáo dục (số 50-52 phố Liễu Giai, quận Ba Đình)...

Theo ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia hiện chỉ có khoảng 10% học sinh được đưa đón bằng phương tiện của nhà trường.

Vị này cho biết có khoảng 70% học sinh do cha mẹ tự đưa đón. Điều này đã khiến những giờ tan trường, lượng phương tiện của phụ huynh dừng đỗ dưới lòng đường gây ùn tắc giao thông.

Ông Minh cho rằng, cơ quan chức năng cần có phương án cải thiện không gian tiếp cận trường học. Ngoài ra, cần giải pháp cho học sinh dùng vận tải công cộng đến trường.

Đáng chú ý, trao đổi với chúng tôi, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng giải pháp cho học sinh dùng vận tải công cộng hoặc hệ thống xe buýt học đường là buộc phải hoàn thiện.

Khi đó, xe buýt học đường hoạt động vào mộ khung giờ nhất định nhằm tránh ùn tắc. Và sau đó, giải pháp bố trí lệch giờ học giờ làm mới có hiệu quả.

Tại kì họp Quốc hội vừa qua, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cũng khẳng định việc đổi giờ học, giờ làm nhằm góp phần giải quyết giao thông ở các đô thị lớn.

"Tôi đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành xem xét thấu đáo qui định các cơ quan hành chính trung ương và cơ quan hành chính cấp tỉnh làm việc không sớm hơn 8 giờ sáng, nghỉ trưa một tiếng và chỉ đạo ngành giáo dục có kế hoạch điều chỉnh giờ học, đồng bộ với đổi giờ làm", đại biểu Cảnh nói.

Trường nên mở cửa để phụ huynh chờ đón con?

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề ùn tắc cổng trường, nhiều phụ huynh cho rằng việc đưa đón con, dừng đỗ dưới lòng đường là việc cực chẳng đã.

"Tôi có 2 cháu học trường tiểu học Khương Đình, khu vực này thường xuyên ùn tắc vào giờ tan trường. Trường ở trong ngõ và đi ra đường Bùi Xương Trạch cũng thường xuyên ùn tắc.

Tôi phải đón con hàng ngày bởi trường không đưa đón cũng như không yên tâm khi thuê xe ôm", chị Lê Thị Mai (Định Công Thượng) nói.

Theo chị Mai, trường tiểu học trên cho phép phụ huynh vào trong sân đậu xe đón con nhưng không phải ai cũng có chỗ đứng, bên cạnh đó việc hàng trăm phụ huynh đón con ùa ra con ngõ nhỏ dẫn đến đường Bùi Xương Trạch thì không tắc cũng khó.

20191205_163012

Nhiều phụ huynh muốn trường mở cổng để đỗ xe chờ con thay vì phải đứng dưới lòng đường. (Ảnh: Di Linh).

Anh Trần Văn Tuấn (Định Công) cũng cho rằng các trường công lập không có xe đưa đón học sinh nên việc tự đón con là phải làm.

"Nhiều trường không cho phụ huynh đỗ xe trong sân chờ con nên chúng tôi phải đứng ngoài đường. Chúng tôi biết là vi phạm nhưng không cố gắng đứng chờ con ở gần cổng trường nhất thì đứng ở đâu? Trong khi các cháu còn nhỏ", anh Tuấn phân trần.

"Theo tôi, các trường nên cố gắng mở cửa để phụ huynh đậu xe trong sân trường chờ đón con tùy theo điều kiện không gian.

IMG_8899

Phụ huynh đón con ở trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm xếp hàng ngay ngắn dưới lòng đường nhằm tránh gây ùn tắc. (Ảnh: Di Linh).

Bên cạnh đó, trường cũng nên tổ chức cho bảo vệ hướng dẫn phụ huynh dừng đỗ xe hợp lí nhất có thể", chị Lê Thị Lan (có con học trường tiểu học Thủ Lệ) chia sẻ.

Theo tìm hiểu, nhằm tránh ùn tắc cổng trường, gần đây, trường Tiểu học Tràng An (Hoàn Kiếm) đã qui định giờ tan học của các khối cách nhau từ 5-10 phút. Trường Tiểu học Đoàn Kết (Hà Đông) bố trí mở 2 cổng chính và phụ ở lối khác nhau nhằm giảm tải...

Gần đây, phụ huynh có con học tại các trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm và trường THCS Lê Ngọc Hân (phố Thi Sách) cũng chủ động xếp hàng ngay ngắn nhằm tránh gây tắc đường.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.