Ứng dụng công nghệ vào ngành tôm

Lần đầu tiên, công nghệ AI đã được ứng dụng mạnh mẽ và ngành tôm khi được giới thiệu Hội chợ Vietshrimp diễn ra tại TP.Cần Thơ vào 16/4, mang đến nhiều tối ưu cho người nuôi trồng thủy sản.

Theo AquaEasy - một công ty của Bosch, giải pháp dựa trên công nghệ kết nối vạn vật (Internet of thing -IoT) kết hợp cảm biến, phần mềm, khả năng phân tích dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giúp người nuôi tôm duy trì các điều kiện tối ưu để thực hiện các phương thức nuôi trồng thủy sản bền vững và tăng sản lượng.

Với sản lượng tăng trưởng trung bình từ 5-10% mỗi năm, Việt Nam đang dẫn đầu về ngành nuôi trồng Tôm tại Đông Nam Á. Lĩnh vực này đóng góp quan trọng cho nền kinh tế và sản lượng xuất khẩu quốc gia, đồng thời đã và đang tăng cường thu hút lao động tham gia phát triển ngành.

Ứng dụng công nghệ vào ngành tôm - Ảnh 1.

Ứng dụng công nghệ và AI vào ngành tôm mở ra triển vọng lớn cho ngành. (Ảnh: Bích Phương).

Được xem là sản phẩm đầu tiên trên thị trường gói gọn tất cả các tính năng chính trong một công nghệ duy nhất, giải pháp tích hợp các cảm biến có độ chính xác cao, giúp đo lường các thông số vật lý và hóa học của nước.

Đồng thời, với phần mềm đa năng tích hợp trí tuệ nhân tạo, ứng dụng trực quan và kết nối trực tiếp với các chuyên gia nuôi trồng thủy sản, AquaEasy mang đến giải pháp tiên tiến hỗ trợ người nuôi tôm trong các quyết định canh tác hàng ngày.

Tại Việt Nam, AquaEasy đang hợp tác với Trường Đại học Nông nghiệp Việt Nam tại Hà Nội để hỗ trợ phát triển công nghệ này, qua đó thúc đẩy sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.