'Vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai còn xảy ra ở nhiều nơi'

Năm 2021, ngành Tài nguyên và Môi trường đã thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng đất đối với 1.205 tổ chức, cá nhân, trong đó 35% trường hợp có vi phạm. Các vi phạm hủ yếu là sử dụng đất không đúng mục đích, không sử dụng đất hoặc tiến độ thực hiện chậm, lấn chiếm đất đai.

Theo báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 của Chính Phủ, năm 2021, các cơ quan chức năng đã thu hồi chủ trương đầu tư, thu hồi đất với diện tích 16.000 ha, yêu cầu đưa vào sử dụng gần 53.000 ha, chấm dứt chủ trương đầu tư 7.700 ha. 

Các cơ quan chức năng cũng đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về giá đất, chấn chỉnh tình trạng giá đất ở một số địa phương, khu vực tăng đột biến gây hiện tượng sốt ảo ảnh hưởng đến điều hành phát triển kinh tế xã hội và triển khai các dự án đầu tư. Các địa phương cũng được chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt việc xác định giá đất cụ thể để giao đất, cho thuê đất, đặc biệt là giá đất khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng.

Chính phủ cho biết, nguồn thu từ đất năm 2021 đạt 172.250 tỷ đồng, chiếm 15,2% tổng thu ngân sách nội địa, cao gấp 3,5 lần năm 2015. Diện tích đất chưa sử dụng cả nước là 1.219.826 ha, trong đó diện tích đất bằng chưa sử dụng là 191.114 ha; diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là 908.563 ha và diện tích núi đá không có rừng cây là 120.149 ha. Hiện nay, còn một diện tích đất chưa được thống kê đầy đủ là đất hoang hóa - phần diện tích đất đã được sử dụng theo một mục đích nhất định nhưng hiện tại bị bỏ hoang không sử dụng theo mục đích đã được giao đất, cho thuê đất.

Về nội dung này, tại báo cáo thẩm tra trình bày tại phiên họp toàn thể của Quốc hội chiều 23/5, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phạm Thuý Chinh lưu ý, vẫn còn tình trạng lãng phí đất đai. Trong đó, đất đai của các dự án chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa, đất của các nông lâm trường, các dự án bị dừng thực hiện sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán… Ngoài ra, khiếu kiện về đất đai vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Đặc biệt, vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai còn xảy ra ở nhiều nơi. Năm 2021, ngành Tài nguyên và Môi trường thanh tra, kiểm tra 1.205 tổ chức, cá nhân về quản lý, sử dụng đất đối với . Trong đó, phát hiện 35% trường hợp có vi phạm.

Các vi phạm chủ yếu là sử dụng đất không đúng mục đích, không sử dụng đất hoặc tiến độ thực hiện chậm, lấn chiếm đất đai, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, thủ tục hành chính về đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xử phạt vi phạm hành chính 212 tổ chức, cá nhân với số tiền 14,072 tỷ đồng, kiến nghị truy thu 15 tỷ đồng tiền sử dụng đất, thu hồi 31 ha đất.

Tại các địa phương, nhiều vụ việc vi phạm, gây lãng phí đất đai đã được thanh kiểm tra và phát hiện, xử lý. Đơn cử như Hà Giang hủy bỏ 135 dự án với diện tích 1.050,39 ha đất, thu hồi 114,87 ha đất; Kon Tum thu hồi 102 ha đất; Khánh Hòa thu hồi 41,4 ha đất; Cà Mau thu hồi 132 ha đất hoang hóa, sử dụng sai mục đích; Đắk Lắk thu hồi 2,01 ha đất; Bà Rịa - Vũng Tàu thu hồi 2.460.430 m2 đất của 22 tổ chức; Bình Thuận thu hồi 26.480.134 m2 đất; Đắk Nông thu hồi 504.792,7 m2 đất; Tây Ninh thu hồi 43.119 m2 đất; Hưng Yên kiến nghị xử lý 90.176 m2 đất; Lào Cai thu hồi 3.864 m2 đất; Quảng Nam thu hồi 139.247,6 m2; Bắc Ninh thu hồi 4.440 m2 đất.

 

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.