11 dấu hiệu của người thiếu trí tuệ cảm xúc |
Hầu hết chúng ta nghĩ rằng mình có thể nhận ra và hiểu cảm xúc của chính mình cũng như của những người khác; "đọc tên" chúng một cách chính xác, để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của mình. Theo giáo sư Brackett, việc hiểu rõ về trí tuệ cảm xúc của mình là điều rất quan trọng, bởi vì các khả năng đọc, hiểu và phản ứng lại với cảm xúc trong chính bản thân chúng ta và với người khác là một yếu tố quan trọng trong việc dự đoán sức khoẻ, hạnh phúc và sự thành công của mỗi cá nhân.
Có lẽ đã đến lúc mà chúng ta cần phải hít một hơi thật sâu và suy nghĩ về việc đầu tư thêm thời gian để tự học về trí tuệ cảm xúc. (Ảnh: CNN) |
Hiểu về trí tuệ cảm xúc
Lý thuyết trí tuệ cảm xúc lần đầu được công bố vào năm 1990, sau đó được các nhà khoa học tiếp tục phát triển theo thời gian. Theo nhiều nghiên cứu, cảm xúc có ảnh hưởng rõ rệt đến tư duy và hành vi của mỗi cá nhân. Trí tuệ cảm xúc khá “thông minh” để hiểu cảm xúc của bạn. Đó là cách sử dụng cảm xúc để “thông báo” cho suy nghĩ và sử dụng suy nghĩ để “thông báo” cho cảm xúc của bạn.
Một số người nghĩ về trí tuệ cảm xúc như là một kỹ năng mềm hoặc khả năng hay khuynh hướng để trở nên tốt đẹp hơn. Khi bạn thực sự hiểu được điều gì đang diễn ra với mình trong thời điểm nhất định, bạn có thể lựa chọn cách để bộc lộ cảm xúc và quản lý chúng dễ dàng. Những người có trí tuệ cảm xúc thì khỏe mạnh, hạnh phúc và sống hiệu quả hơn.
Tại sao trí tuệ cảm xúc lại quan trọng?
Theo một nghiên cứu, trí tuệ cảm xúc còn là một yếu tố giúp dự đoán sự thành công trong nghề nghiệp tốt hơn là một bản sơ yếu lý lịch đầy ấn tượng hoặc chỉ số IQ cao. Liệu điều đó có thực sự đúng? Chỉ cần suy nghĩ về kinh nghiệm làm việc của riêng bạn: Có ai bạn đã làm việc cùng mà nghỉ hoặc bị buộc thôi việc ngay cả khi họ có đầy đủ năng lực và kỹ năng cho công việc đó? Có thể họ được thuê vì tài năng và năng lực để phục vụ công việc, nhưng họ cũng thường bị sa thải bởi vì thiếu trí tuệ cảm xúc.
Những người có trí tuệ cảm xúc thấp có thể thành công trong cuộc sống, tuy nhiên những cá nhân đó có thể thành công hơn nếu họ có mức trí tuệ cảm xúc cao hơn. (Ảnh: kul) |
Kiểm tra trí tuệ cảm xúc
Theo Canaday – tác giả của nhiều cuốn sách về tâm lý học, các nhà khoa học về hành vi, đánh giá về trí tuệ cảm xúc thường được chia thành "khả năng tự quản lý, khả năng quản lý các mối quan hệ, nhận thức về bản thân và nhận thức xã hội". Kết quả của bạn sẽ được đánh giá cùng với những người khác để đưa ra một số chỉ dẫn về mức độ trí tuệ cảm xúc thấp hay cao.
Mọi người có xu hướng đánh giá quá cao trí tuệ cảm xúc của họ, đó là lý do tại sao các nghiên cứu sau này phải đo lường nó thông qua đánh giá hiệu suất. Trong một đánh giá hiệu suất, mọi người được yêu cầu giải quyết vấn đề; họ phải giải mã các biểu hiện trên khuôn mặt hoặc chiến lược trong một tình huống phức tạp về tình cảm. Bằng cách đó, kiến thức và kỹ năng của họ mới có thể được kiểm tra.
Đo lường cảm xúc là một nhiệm vụ khó. (Ảnh: encrypted-tbn0) |
Một hình thức kiểm tra trí tuệ cảm xúc khác là "đánh giá 360". Trong môi trường làm việc, đánh giá 360 là một quá trình liên quan đến phản hồi từ các đồng nghiệp và người giám sát đánh giá trí tuệ tình cảm của một người khác. Tuy nhiên, nếu bạn yêu cầu phản hồi của ai đó, hãy chuẩn bị để chấp nhận những gì họ chia sẻ. Chúng ta muốn học hỏi và phát triển, nhưng mặt khác, chúng ta muốn được chấp nhận theo cách của chính mình, hai đặc điểm đó là điều không thể tránh khỏi.
Cải thiện trí tuệ cảm xúc
Từ khi còn nhỏ, trẻ em nên được dạy cách nhận biết cảm xúc, hiểu ý nghĩa của những cảm xúc đó và đặt tên cho chúng một cách chính xác. Đối với người lớn không được giáo dục bài bản về trí tuệ cảm xúc, việc cải thiện sẽ khó khăn hơn khi trưởng thành.
(Ảnh: cdn.lynda.com) |
Canaday đề xuất một kế hoạch bao gồm các mục tiêu cụ thể: chọn một hoặc hai khu vực nơi bạn muốn phát triển và nhận được một số lời khuyên về cách bắt đầu tốt nhất để thể hiện bất cứ yếu tố nào trong cảm xúc của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang kiểm soát sự tức giận của mình, bạn có thể tìm đến những phương pháp lành mạnh như yoga, thiền hay boxing.
Mỗi người có thể học hỏi từ những người bất đồng quan điểm với mình. Nếu thường xuyên vây quanh bạn là những người giống mình, thì bạn sẽ nghe những cuộc nói chuyện quen thuộc, và bạn không học được những quan điểm cởi mở hơn.
Brackett khuyên nên tìm ra các chiến lược có hiệu quả để quản lý cảm xúc, thực hành chúng và sau đó đánh giá những chiến lược đó có hiệu quả hay không. Điều quan trọng là dành thời gian suy nghĩ về ảnh hưởng của bạn và cách mọi người phản ứng lại cảm xúc của bạn, hãy tự nhận thức về bản thân và xã hội về sự hiện diện của bạn.
Stern gợi ý kéo dài thời gian từ khi bạn bị kích thích bởi một điều gì đó và khi bạn phản ứng lại bằng cách tạm dừng, làm chậm và hít một hơi thật sâu.
Dành thời gian để tạm dừng và suy nghĩ về những gì tốt nhất của bản thân có thể giúp bạn tránh để cho cảm xúc lấn át, hơn nữa như vậy nghĩa là bạn đang cho phép mình thời gian để quản lý cảm xúc. Khi bị kích thích bởi điều gì đó, bạn có thể phản ứng bằng cách cho bản thân dừng lại và hít thở một hơi thật sâu trước khi ra quyết định.
Những mẩu chuyện nhỏ về “tự kiềm chế” khiến bạn phải giật mình | |
Những bức ảnh cảm xúc về mùa hoa anh đào Nhật Bản | |
Xây dựng khả năng đồng cảm cho trẻ độ tuổi mầm non |