Vì sao chậm bồi thường cho cụ ông 80 tuổi chịu án oan 43 năm?

“Các thẩm phán rất giỏi xét xử nhưng rất kém về tài chính. Hoá đơn chứng từ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính thì chúng tôi không làm được”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói về vụ ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh.
vi sao cham boi thuong cho cu ong 80 tuoi chiu an oan 43 nam
Cụ ông Trần Văn Thêm được xin lỗi gần 2 năm qua nhưng chưa được bồi thường - ẢNH THÚY HẰNG

Tại cuộc họp báo tổng kết công tác ngành tòa án năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018 diễn ra sáng nay (31.1), Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã chỉ rõ nguyên nhân ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh chậm được nhận tiền bồi thường oan sai.

Theo đó, mặc dù Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan phát hiện ra sai phạm và chủ động khắc phục, nhưng việc bồi thường lại đang vướng. Nguyên nhân, theo ông Nguyễn Hòa Bình, là do những quy định của Bộ Tài chính về chứng từ hoá đơn rất ngặt nghèo mà ngành tòa án không thể thực hiện được. Cụ thể, để được bồi thường phải căn cứ vào hóa đơn chứng từ chứng minh thiệt hại.

“Tôi đã gặp ông Thêm nhiều lần, ông ấy cũng nói giải oan là được rồi, bây giờ con cháu của nạn nhân coi ông này là kẻ thù, nên chỉ cần được minh oan. Đối với mức bồi thường, phải đảm bảo tinh thần là phải tuân thủ pháp luật, nhưng cũng có một thực tế là người ta không thể tích trữ bảo quản từng hoá đơn trong từng lần đi kêu cứu, nên chúng ta phải vận dụng có lợi nhất cho người ta”, ông Nguyễn Hòa Bình chia sẻ, đồng thời cho biết, đến thời điểm này, ngành đã hoàn tất hồ sơ bồi thường để Bộ Tài chính thẩm định và bồi thường một cách nhanh nhất cho ông Trần Văn Thêm.

Như Thanh Niên phản ánh, đêm 23.7.1970, ông Trần Văn Thêm (ở xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) và người em họ là ông Nguyễn Khắc Văn cùng nhau đi bán thuốc lào và mua quả trám đen. Trong khi nghỉ đêm ở địa bàn xã Đông Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Vĩnh Phúc) thì gặp cướp, ông Văn bị cướp đánh vào đầu tử vong. Sau đó, ông Thêm bị cơ quan tố tụng tỉnh Vĩnh Phú cáo buộc giết em họ để cướp của.

Năm 1973, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Thêm tử hình về hai tội "giết người" và "cướp tài sản".

Năm 1975, sau khi đối tượng Phan Thanh Nhàn (trú tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú) khai giết hại nạn nhân Nguyễn Khắc Văn, Ủy ban Thẩm phán Tòa án tối cao đã mở phiên tòa theo thủ tục giám đốc thẩm, tuyên hủy toàn bộ 2 bản án phúc thẩm, sơ thẩm và giao hồ sơ để cơ quan công an điều tra, xử lý lại theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở quyết định của giám đốc thẩm, cơ quan công an đã tạm tha cho ông Thêm với giải thích là do có vết thương trên đầu nên Bộ Công an cấp cho một giấy miễn lao động nặng rồi cho về quê, mà không cấp cho bất kỳ giấy tờ nào khác. Về mặt pháp lý thì vẫn chưa có quyết định đình chỉ hoặc tiếp tục truy tố đối với ông Trần Văn Thêm.

Trong quá trình bị bắt và sau khi ra tù, ông Trần Văn Thêm đã liên tục gửi đơn tới các cơ quan chức năng kêu oan. Đến tháng 8.2016, cơ quan chức năng mới công bố quyết định đình chỉ điều tra bị can và công khai xin lỗi ông Thêm.

vi sao cham boi thuong cho cu ong 80 tuoi chiu an oan 43 nam Người đàn ông 33 năm mang thân phận bị can được công khai xin lỗi

Suốt 33 năm qua mang trong mình thân phận bị can, cuối cùng ông Nguyễn Lâm Sáu đã được Công an tỉnh Đắk Lắk công ...

vi sao cham boi thuong cho cu ong 80 tuoi chiu an oan 43 nam Chết 5 năm mới được minh oan tội giết vợ

Bị bắt với cáo buộc giết vợ, phải ngồi tù 11 năm dù không có xét xử, ông Mưu Quý Sường mang thân phận bị ...

vi sao cham boi thuong cho cu ong 80 tuoi chiu an oan 43 nam Cả một đời ân oán - Tập 7: Khán giả sẽ cười ngặt nghẽo với NSƯT Minh Vượng

Trong tập 7 Cả một đời ân oán phát sóng tối nay (3/1), khán giả sẽ cười không ngớt với vai diễn của NSƯT Minh ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.