Vì sao có vỉa hè nhưng nhiều người lại không đi?

Vì sao người đi bộ phải đi xuống lòng đường là câu trả lời nhiều người quá rõ, tuy nhiên dù vỉa hè đủ rộng rãi, an toàn nhưng có những người vẫn chọn đi dưới lòng đường.
vi sao co via he nhung nhieu nguoi lai khong di CA quận Hoàn Kiếm xử phạt gần 400 triệu đồng các trường hợp vi phạm trật tự đô thị
vi sao co via he nhung nhieu nguoi lai khong di Bị 'cướp' vỉa hè, người dân phải xuống đường 'bon chen' cùng xe máy

Những ngày qua cả nước đang hướng về Hà Nội và TP HCM để dõi theo “Cuộc chiến đòi lại vỉa hè". Việc này là cần thiết và cần phải làm tới nơi tối chốn để những người đi bộ không còn phải đi dưới lòng đường đầy nguy hiểm với những dòng xe ngược xuôi trực đâm vào người. Tuy nhiên nhiều người dù đi trên đoạn đường có vỉa hè rộng rãi, đủ an toàn nhưng họ vẫn chọn đi dưới lòng đường.

vi sao co via he nhung nhieu nguoi lai khong di
Trên những con phố khu vực trung tâm thì chuyện không có vỉa hè cho người đi bộ là điều dễ dàng bắt gặp. Ảnh Chí Duy

Ghi nhận của PV tại nhiều con phố trên địa bàn Hà Nội: Mặc dù phần vỉa hè rộng khoảng 3m, ngoài chỗ đỗ xe máy còn nhiều không gian cho người đi bộ nhưng dường như không tồn tại đối với một số người. Ngoài ra những nơi vỉa hè bé, không bị người dân lấn chiếm nhưng lại có nhiều công trình xây dựng như cột điện, bốt điện, cây xanh lấy đi khoảng không gian ít ỏi trên vỉa hè còn lại cho người đi bộ.

vi sao co via he nhung nhieu nguoi lai khong di
vi sao co via he nhung nhieu nguoi lai khong di
Tuy nhiên trên nhiều tuyến phố có vỉa hè rộng rãi nhưng nhiều người vẫn vô tư đi dưới lòng đường mặc dù trên vỉa hè còn thoáng. Ảnh Chí Duy

Nếu đi dọc các tuyến phố trên các con phố cổ không khó để chứng kiến cảnh người đi bộ phải đi xuống lòng đường vì không có vỉa hè để đi, mặc dù đã 3 ngày sau khi quận Hoàn Kiếm ra quân “đòi lại vỉa hè”.

Trên các tuyến phố phụ cận khác như Bà Triệu, Phố Huế, Hàng Bài,… những con phố này có vỉa hè đủ rộng để người dân vừa để được xe máy, vừa có không gian cho người đi bộ mặc dù như vậy nhưng nhiều người vẫn bất chấp nguy hiểm đi bộ dưới lòng đường.

vi sao co via he nhung nhieu nguoi lai khong di
Người phụ nữ này đi bộ ngược chiều khoảng hơn 50m dưới lòng đường chứ nhất quyết không đi trên vỉa hè còn rộng rãi bên cạnh. Ảnh Chí Duy

Bà Trương Thị Bưởi (Đống Đa, Hà Nội) khi được hỏi tại sao vỉa hè rộng bà không đi mà lại đi dưới lòng đường cho biết: “Đi trên vỉa hè tôi phải tránh các ổ gà, nhiều chỗ không bằng phẳng khó đi. Tôi đi dưới này thấy an toàn hơn, không sợ vấp ngã. Mặc dù biết như vậy là vi phạm giao thông nhưng cá nhân tôi thấy lòng đường dễ đi hơn. Hơn nữa xe cộ giờ này chưa đông nên không nguy hiểm”.

Bạn Vương Huyền sinh viên ĐH Thuỷ Lợi cho biết: “Mặc dù có vỉa hè nhưng vì tiện vừa xuống xe buýt nên mình đi bộ dưới lòng đường ngược chiều một đoạn rồi qua đường luôn, nếu đi lên vỉa hè mình lại phải vòng vào trong vườn hoa mất một đoạn”.

Trên một số tuyến phố có chiều rộng vỉa hè khoảng 1m xuất hiện nhiều cột điện, bốt điện và nhiều công trình xây dựng công cộng khác chiếm hết diện tích của người đi bộ, đẩy người đi bộ buộc phải đi xuống lòng đường khi đi qua những đoạn này.

vi sao co via he nhung nhieu nguoi lai khong di
Nhiều tuyến phố mặc dù có vỉa hè rộng nhưng các công trình xây dựng lại lấn chiếm hết diện tích của vỉa hè, đẩy người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Ảnh Chí Duy

Trước đó ông Đoàn Ngọc Hải – Phó Chủ tịch UBND quận 1 dẫn đầu đã tiến hành xử phạt xe biển xanh, công trình xây dựng, tháo dỡ vọng gác công an lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ. Việc làm của ông đang khiến dư luận quan tâm bởi thái độ cứng rắn cương quyết trong việc quyết tâm đòi lại vỉa hè cho người đi bộ của ông.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.