Vì sao nhà đầu tư vẫn 'ùn ùn' rót tiền vào bất động sản?

So với các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán hay ngoại tệ, đầu tư vào nhóm bất động sản được đánh giá là đem lại hiệu quả cao và có tính an toàn hơn.

Số liệu thống kê từ Hội Môi giới Bất động sản, CBRE, Savills cho thấy, giá trị của các loại hình bất động sản đều tăng qua các năm.

Cụ thể, trong giai đoạn từ 2004 - 2006, và đặc biệt là năm 2007 được đánh giá là giai đoạn phát triển “nóng” nhất của thị trường bất động sản Việt Nam. Trong năm 2007, một số khu vực tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã tăng giá tới 300% so với năm 2004.

Vì sao nhà đầu tư vẫn 'ùn ùn' rót tiền vào bất động sản? - Ảnh 1.

So với các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán hay ngoại tệ, đầu tư vào nhóm bất động sản được đánh giá là đem lại hiệu quả cao và có tính an toàn hơn.

Trong giai đoạn từ năm 2008 - 2013, thị trường bất động sản bước vào giai đoạn suy thoái và hồi phục dần vào năm 2014. Từ đó cho tới nay, giá của nhiều loại bất động sản như: chung cư, nhà đất, biệt thự... trên thị trường đều tăng giá.

Theo nghiên cứu của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, phân khúc chung cư từ bình dân tới trung cấp trong năm 2017 tăng bình quân 5 - 6% so với năm 2016.

Trong khi đó, nghiên cứu của CBRE Việt Nam, phân khúc cao cấp và hạng sang trong năm 2018 ghi nhận mức tăng vào khoảng 8 - 9% so với năm trước. Loại hình nhà ở trung cấp, bình dân gần như ít biến động, chỉ những dự án đẹp mới có mức tăng tầm 1 - 3%.

Vì sao nhà đầu tư vẫn 'ùn ùn' rót tiền vào bất động sản? - Ảnh 2.

Số liệu thống kê từ Hội Môi giới Bất động sản, CBRE, Savills cho thấy, giá trị của các loại hình bất động sản đều tăng qua các năm.

Tương tự, theo số liệu mới đây được Bộ Xây dựng công bố, tại Hà Nội, giá chung cư tăng bình quân 0,54% so với năm 2018. Trong đó, căn hộ cao cấp tăng 0,44%, căn hộ trung cấp tăng 0,94%, căn hộ bình dân tăng 1,94% và nhà ở riêng lẻ tăng 3,01%.

Trong khi đó, giá chung cư tại TP HCM trong năm 2019 tăng bình quân 3,52% so với năm trước. Trong đó, phân khúc cao cấp tăng 3%, trung cấp tăng 3,66%, căn hộ bình dân tăng 3,75% và nhà ở riêng lẻ tăng 8,99% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam nói chung có tính chất rất “lạ” so với thế giới là luôn tăng qua các năm.

Chính vì vậy, bất động sản là kênh đầu tư an toàn nhất và đem lại lợi nhuận cao nhất so với các kênh đầu từ khác như chứng khoán, vàng hay ngoại tệ.

Theo các chuyên gia kinh tế, có rất nhiều yếu tố khiến giá trị bất động sản luôn tăng tịnh tiến qua các năm, trong đó yếu tố chính là do cầu vượt cung.

Dưới góc độ của thị trường, nền kinh tế của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, thu nhập của người dân ngày càng tăng cao khiến cho nhu cầu nhà ở cũng tăng theo. Bên cạnh đó, dân số cũng tăng chóng mặt từ 88,47 triệu người vào năm 2010 lên 92,9 triệu người vào năm 2019, tuy nhiên đất đai lại không “nở” ra.

Hiện nay, nguồn cung từ các dự án chung cư, khu đô thị đang hạn chế. Đặc biệt, trong năm 2019, nhiều dự án bất động sản bị đình trệ do công tác rà soát, thanh kiểm tra của cơ quan chức năng. Như vậy, khi cầu vượt cung, sẽ khiến giá trị bất động sản tăng nhanh.

Vì sao nhà đầu tư vẫn 'ùn ùn' rót tiền vào bất động sản? - Ảnh 3.

Theo các chuyên gia kinh tế, có rất nhiều yếu tố khiến giá trị bất động sản luôn tăng tịnh tiến qua các năm, trong đó yếu tố chính là do cầu vượt cung.

Đối với nhà ở là đất nền, hoặc nhà ở riêng cũng hạn chế về số lượng và ngày càng mở rộng ra khu vực ngoại thành, ven đô cũng khiến giá trị đất tăng chóng mặt. Ví dụ, một số khu vực tại huyện Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội) trong năm 2019 đã tăng từ 13 - 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh yếu tố cung - cầu, giá trị bất động sản ngày càng tăng một phần là do các khoản thuế/ phí liên quan tới đất đai hoặc vật liệu xây dựng, sắt, thép, xi-măng cũng tăng giá theo từng thời điểm.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như các giải pháp tài chính ngày càng linh hoạt, tạo điều kiện cho đầu cơ bất động sản phát triển, hoặc tâm lí trữ đất làm tài sản...

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, so với giai đoạn phát triển nóng của thị trường bất động sản Việt Nam (năm 2007), thì hiện nay, mức tăng đã được kiềm chế và thấp hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khu vực "sốt" đất ảo, ví dụ như Hà Nội có khu vực tại Gia Lâm, Đông Anh nằm gần các dự án bất động sản lớn khiến giá trị bất động sản ở đây tăng chóng mặt. Tương tự, tại TP HCM có một số nơi tại Quận 9 cũng có hiện tượng tương tự.

Các chuyên gia cũng cảnh báo, nhà đầu tư cũng như người dân có nhu cầu mua nhà ở không nên giao dịch tại các khu vực đang sốt đất. Bởi vì, bong bóng đất rất dễ bị “vỡ”, khiến cho nhà đầu tư, cũng như người dân bị thua lỗ, rủi ro.

"Các nhà đầu tư phải tìm hiểu kĩ về thực trạng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội, dịch vụ tại khu vực đó. Đặc biệt là các thông tin liên quan đến quy hoạch, kế hoạch phát triển, kinh tế theo chủ trương của địa phương và đánh giá khả năng triển khai thực hiện dự án.

Ngoài ra, việc định giá trị bất động sản phải dựa trên nguyên tắc thực tế, nhu cầu cần thực sự của thị trường", ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhìn nhận.

chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.