Vì sao trẻ sơ sinh phải tiêm phòng lao, trẻ bị mưng mủ sau tiêm phòng lao có đáng lo?

Khoảng 3 - 4 tuần sau tiêm, tại chỗ tiêm sẽ xuất hiện một vết loét bằng hạt đậu và mưng mủ khiến nhiều bà mẹ lo lắng.

Bệnh lao do vi khuẩn lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Đây là loại vi khuẩn có thể lây truyền qua không khí, tức là nếu hít chung bầu không khí với người bị mắc bệnh lao thì nguy cơ mắc lao cao.

Khi nhiễm vi khuẩn lao, bệnh nhân dễ bị các biến chứng về phổi, và cũng có thể lây lan sang xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác.

Chính vì bệnh lao rất dễ lây nên từ năm 1981, Bộ Y tế đã đưa vắc xin phòng lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, hiện áp dụng cho trẻ vừa mới sinh có đủ điều kiện sức khỏe.

Vì sao trẻ sơ sinh phải tiêm phòng lao, trẻ bị mưng mủ sau tiêm phòng lao có đáng lo? - Ảnh 1.

Vắc xin phòng lao đang được Việt Nam sử dụng là vắc xin BCG.

Lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Xem thêm: Lịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ sơ sinh đến dưới 1 tuổi

Xem thêm: Lịch tiêm chủng mở rộng năm 2019 của Bộ Y tế: Cập nhật thay đổi mới nhất.

Vắc xin phòng lao đang được Việt Nam sử dụng là vắc xin BCG. Theo Chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin phòng lao được khuyến cáo tiêm cho trẻ trong vòng 1 tháng sau sinh.

Đối với vắc xin phòng ngừa lao, trẻ chỉ cần tiêm một liều duy nhất trong đời. Thời điểm tiêm phòng lao được cho là tốt nhất là ngày thứ 15 - 20 sau khi bé chào đời.

Với những trẻ sinh non, những trẻ có vấn đề về sức khỏe cần theo dõi, chăm sóc đặc biệt thì đợi đến khi trẻ có thể trạng tốt, cần tiến hành tiêm phòng lao càng sớm càng tốt.

Phản ứng phụ sau tiêm vắc xin phòng lao BCG

Giống như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng lao có thể gây ra một số tác dụng phụ. Nếu sau tiêm trẻ bị sốt nhẹ, sưng hạch ở hõm nách bên cánh tay được tiêm thuốc, có quầng đỏ ở vị trí tiêm, loét nhẹ và để lại sẹo (trong vòng 6 tuần sau tiêm) thì đó là những phản ứng bình thường, cho thấy trẻ đã đáp ứng miễn dịch.

Trong trường hợp các phản ứng sau tiêm trầm trọng như sốt cao, bỏ bú… kéo dài 1-2 ngày; vết tiêm sưng to, hạch sưng to, hạch kéo dài hơn 6 tuần thì cần đưa trẻ đi khám.

Đối với những trường hợp trẻ sốt cao, khóc nhiều không dứt, mệt lả, da tím tái, co giật, liệt, hôn mê… phải cấp cứu ngay.

Để đảm bảo an toàn cha mẹ cần thông báo cho cán bộ tiêm chủng biết tình trạng sức khỏe của trẻ. Sau khi tiêm xong cần nán lại cơ sở tiêm 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm. Khi về nhà, trong vòng 48 giờ sau tiêm vẫn cần theo dõi những biểu hiện bất thường của trẻ để kịp thời xử lí những tình huống xấu nếu không may xảy ra.

Vì sao trẻ sơ sinh phải tiêm phòng lao, trẻ bị mưng mủ sau tiêm phòng lao có đáng lo? - Ảnh 2.

Khoảng 3 - 4 tuần sau tiêm, tại chỗ tiêm sẽ xuất hiện một vết loét khoảng bằng hạt đậu và mưng mủ. Đây là phản ứng bình thường sau tiêm phòng lao.

Trẻ sốt nhẹ, mừng mủ vết tiêm phòng lao có đáng lo?

Cũng như các loại vắc xin khác, trẻ sơ sinh tiêm phòng lao có thể bị sốt nhẹ kèm theo một số phản ứng sau tiêm chủng khác như sưng đỏ, đau tại vị trí tiêm. Đây là các biểu hiện lành tính sau khi tiêm phòng lao.

Thông thường khoảng 3 - 4 tuần sau tiêm, tại chỗ tiêm sẽ xuất hiện một vết loét khoảng bằng hạt đậu và mưng mủ. Sau 6 tuần, tại vết mưng ngủ sẽ xuất hiện một lỗ rò tiết dịch trong 2 - 3 ngày rồi đóng vẩy.

Sang tuần thứ 9 - 10, vẩy sẽ bong ra và để lại sẹo lõm. Ðây là dấu hiệu cho thấy vắc xin lao đã có hiệu quả đối với trẻ.

Một số trường hợp khác, trẻ có thể bị viêm hạch, sưng hạch quanh cổ hoặc vùng sau tai sau khi tiêm vắc xin phòng lao từ 3 - 5 tuần và các hạch phản ứng này sẽ tự biến mất trong khoảng 1 tháng sau đó.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.