Thay vì ngồi nhà than thở lo con nhiễm bệnh, mẹ hãy đưa bé đi tiêm phòng sởi ngay đi

Theo thống kê, trong năm 2018, có khoảng 230.000 người trên thế giới mắc bệnh sởi và khoảng 136.000 đã tử vong vì căn bệnh này. Vì thế, thay vì ngồi nhà than thở lo con nhiễm bệnh, mẹ trẻ hay đưa bé đi tiêm phòng sởi ngay đi.

Bệnh sởi bùng phát ở qui mô mạnh nhất trong lịch sử nhân loại

Thông tấn xã Việt Nam đăng tải, trong 3 tháng đầu năm 2019, số ca mắc sởi trên thế giới đã tăng 300% so với cùng kì năm 2018 và đây được xem là thảm họa mang tính lịch sử kể từ khi một bác sĩ người Ba Tư định danh được căn bệnh này.

WHO nhận định xu hướng mắc sởi gia tăng đang diễn ra ở cấp độ toàn cầu và tại cả các quốc giàu có - nơi tỉ lệ tiêm vắc xin phòng sởi thường cao. Chẳng hạn Nhật Bản từng được WHO tuyên bố xóa sổ bệnh sởi, tuy nhiên hơn 200 ca nhiễm sởi được ghi nhận kể từ đầu năm nay. 

Tương tự, Mỹ cũng ghi nhận hơn 300 ca mắc sởi trong những tháng đầu năm 2019 mặc dù trước đó tuyên bố xóa sổ bệnh này từ năm 2000.

Thay vì ngồi nhà than thở lo con nhiễm bệnh, mẹ hãy đưa bé đi tiêm phòng sởi ngay đi - Ảnh 1.

Hôm 14/2, WHO cũng đã bày tỏ lo ngại cuộc chiến ngăn chặn sự lây lan của bệnh sởi đang bị thụt lùi trong bối cảnh số ca mắc phải căn bệnh này trên thế giới đã tăng gần 50% trong năm 2018.

Theo thống kê, trong năm 2018, có khoảng 230.000 người mắc bệnh sởi và khoảng 136.000 đã tử vong vì căn bệnh này.

Sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính đặc trưng ở giai đoạn cuối bằng ban dạng dát - sẩn xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao.

Bệnh dễ lây nhiễm qua tiếp xúc nước mũi, nước bọt người bệnh. Bệnh sởi có thể gây mất thính lực, rối loạn chức năng não ở trẻ em và thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh.

Ở Việt Nam, thời điểm đầu hè, nóng ẩm cũng là lúc bệnh sởi dễ lân lan trong cộng đồng. Để phòng chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, mọi người dân kể cả người lớn tuổi chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cần đến ngay cơ sở y tế để tiêm phòng, nếu không tiêm sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh sởi bất kỳ lúc nào. Chủ động thực hiện tiêm chủng vắc xin, đây là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu và tốt nhất phòng bệnh sởi.

Tiêm phòng sởi ở đâu?

Khi trẻ đến tuổi tiêm phòng sởi mẹ hãy đưa trẻ đến điểm tiêm chủng mở rộng tại xã phường. Ngoài ra mẹ cũng có thể đến các trung tâm tiêm chủng dịch vụ, địa điểm tiêm chủng mở rộng tại một số bệnh viện để tiêm phòng sởi.

Tiêm phòng sởi mấy mũi là đủ?

Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng, lịch tiêm phòng sởi sẽ áp dụng như sau: Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi. Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm vắc xin sởi là 1 tháng.

Đối với vắc xin tiêm chủng dịch vụ cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tất cả các lứa tuổi đều có thể tiêm vắc xin sởi.

Thay vì ngồi nhà than thở lo con nhiễm bệnh, mẹ hãy đưa bé đi tiêm phòng sởi ngay đi - Ảnh 2.

Có thể tiêm phòng vắc xin phối hợp 3 trong : Sởi - Quai bị - Rubella khi trẻ 12 tháng tuổi. Tiêm 1 mũi cho trẻ vào tháng thứ 12 cho đến tháng thứ 15; tiêm nhắc lại một mũi sau 2-5 năm.

Trẻ mấy tháng tuổi có thể tiêm phòng sởi?

Thời điểm tiêm phòng sởi mũi đầu tiên tốt nhất là khi trẻ 9 tháng tuổi.

Chỉ tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng trong trường hợp cần thiết. Tất cả các trường hợp tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay vắc xin khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là 1 mũi vắc xin.

Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt.

Thay vì ngồi nhà than thở lo con nhiễm bệnh, mẹ hãy đưa bé đi tiêm phòng sởi ngay đi - Ảnh 3.

Tiêm phòng sởi có sốt không?

Vắc xin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện như với các vắc xin khác: sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm…Hầu hết những tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày mà không cần điều trị gì.

Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin sởi là rất hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm.

Xem thêm: WHO: Bệnh sởi bùng phát ở qui mô mạnh nhất trong lịch sử nhân loại


chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.