Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm, nên cho trẻ đi tiêm phòng để tránh lây bệnh.
Thời điểm thích hợp nhất tiêm mũi vắc xin phòng sởi đầu tiên là lúc trẻ 9 tháng tuổi và mũi nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi.
Đối với mũi 3 trong 1 (phòng sởi - quai bị - rubella) nên tiêm khi bé hơn 12 tháng tuổi.
Theo WHO, nếu trẻ được tiêm vắc xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vắc xin có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do nhiều yếu tố khác nhau.
Chính vì vậy, việc tiêm mũi thứ vắc xin sởi thứ 2 sau 18 tháng tuổi giúp hoàn thiện miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm vắc xin sởi.
Khi cha mẹ đưa con đi tiêm chủng cần lưu ý: Cho con ăn đầy đủ trước khi đưa đi tiêm; chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình nếu trẻ đang mắc bệnh, đang điều trị bệnh, có bệnh bẩm sinh hoặc mạn tính, tiền sử dị ứng, đặc biệt có các phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như sốt cao, phát ban, sưng nề vùng tiêm...
Cho trẻ ăn mặc thoải mái tiện lợi cho bác sĩ tiêm dễ dàng, vệ sinh cho bé sạch sẽ để bé không bị nhiễm trùng vết tiêm do quần áo chà sát vào vùng tiêm.
Sau khi tiêm, cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng thêm 30 phút để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.
Tiếp tục theo dõi và chăm sóc tại nhà trong vòng 24 giờ sau tiêm chủng để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe như sốt, dị ứng nổi mề đay, phát ban...
Nếu trẻ sốt, cần phải cặp nhiệt độ, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế. Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
Đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (>390C), co giật, khó thở, tím tái, phát ban.... hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.
Sau tiêm phòng nên theo dõi trẻ thường xuyên để tránh trường hợp phản ứng bất thường với thuốc.
Sau khi tiêm, trẻ có thể có một số biểu hiện như sốt nhẹ (khoảng 38 độ C), kéo dài khoảng 1-2 ngày. Trường hợp này, ba mẹ cần lưu ý một số cách giảm đau/hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm:
Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.
Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn. Có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng khi trẻ sốt cao trên 38.5oC, quấy khóc.
Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ.
Khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.
Trong trường hợp trẻ phản ứng nặng sau tiêm phòng sởi như: Sốt cao trên 39 độ C kèm co giật, tím tái, khó thở hoặc có tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, suy gan, ba mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lí kịp thời. Tuy nhiên, tỉ lệ các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm là rất hiếm xảy ra.
Xem thêm: Thay vì ngồi nhà than thở lo con nhiễm bệnh, mẹ hãy đưa bé đi tiêm phòng sởi ngay đi
Lối sống 07:12 | 29/05/2019
Lối sống 10:20 | 10/05/2019
Lối sống 10:41 | 19/04/2019
Lối sống 09:52 | 18/04/2019
Lối sống 13:33 | 17/04/2019
Lối sống 06:50 | 17/04/2019
Lối sống 15:03 | 16/04/2019
Lối sống 03:56 | 15/01/2019