Từ ngày 26/11, thành phố Hà Nội sẽ đồng loạt triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella tại 584 xã/phường cho trẻ em từ 1-5 tuổi để chủ động phòng chống dịch sởi.
(Ảnh minh họa: Sở Y tế Hà Nội) |
Chiến dịch tổ chức thành 3 đợt. Đợt 1 bắt đầu từ ngày 26/11 tổ chức tiêm tại trường học đóng trên địa bàn cho các trẻ đi học tại các trường mầm non, mẫu giáo, nhóm trẻ.
Đợt 2, tổ chức tiêm tại các trạm y tế cho trẻ không đi học sống trên địa bàn và tiêm vét cho trẻ đi học chưa được tiêm (do tạm miễn hoãn trong đợt 1) từ ngay sau khi hoàn thành đợt tiêm tại trường. Đợt 2 kết thúc ngày 11/12.
Bắt đầu từ ngày 12/12 là đợt 3 tiêm vét cho các đối tượng còn sót lại của 2 đợt tiêm trước đó và sẽ kết thúc trước ngày 20/12.
Dự kiến, toàn thành phố sẽ có khoảng 680 nghìn trẻ được tiêm vắc xin sởi - rubella trong đợt chiến dịch này.
Hà Nội dự kiến trên 95% trẻ từ 1-5 tuổi (mốc sinh từ 1/1/2013 đến 30/9/2017) tại Hà Nội được tiêm 1 mũi vắc xin sởi, rubella nhằm góp phần tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi, rubella trong cộng đồng chủ động phòng dịch sởi, rubella tại Hà Nội.
(Ảnh minh họa: Sở Y tế Hà Nội) |
Trước đó, chiều 18/10, thông tin từ Bộ Y tế cho biết từ năm 2017 số mắc sởi tại Việt Nam có xu hướng gia tăng so với hai năm trước đó. Tuy nhiên, đến năm 2018 con số mắc sởi lại tăng nhanh bất thường. Trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 2.942 trường hợp sốt phát ban tại 51 tỉnh, thành phố.
Độ tuổi mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi có 628 trường hợp (chiếm 21,4%) và độ tuổi từ 1-4 tuổi có 1.106 trường hợp (chiếm 37,8%). Trong số đó, 399 trường hợp đã được tiêm chủng (chiếm 13,6%) còn lại là các trường hợp chưa được tiêm chủng và không rõ tiền sử tiêm chủng (chiếm 86,4%).
(Ảnh: Medical News Today) |
Cách phòng ngừa bệnh sởi tốt nhất là tiêm vắc xin sởi. Phần lớn bệnh nhân mắc sởi đều không tiêm vắc xin phòng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng. Tuy nhiên, hiệu quả của cách này không phải là 100%.
Sau khi tiêm 1 mũi vắc xin sởi, hiệu quả bảo vệ đạt từ 80-85%, sau khi tiêm phòng đủ 2 mũi vắc xin sởi thì hiệu lực bảo vệ đạt từ 90-95%, vì vậy vẫn có khoảng 5-15% số trẻ đã tiêm vắc xin sởi nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch và có thể mắc bệnh khi bị nhiễm vi rút sởi.
Số trẻ chưa có đáp ứng miễn dịch phòng bệnh này sẽ được tích lũy qua các năm cùng với số trẻ không được tiêm vắc xin sẽ tạo ra “khoảng trống miễn dịch”, đây chính là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh và gây dịch sởi trong mùa đông xuân tới đây.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hít phải các dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bắn ra và khuếch tán trong không khí khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Bệnh sởi có tốc độ lây nhiễm rất cao, đặc biệt trong điều kiện sống khép kín (phòng có điều hòa nhiệt độ) thì hầu hết những người chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc bệnh. Vì vậy, bệnh có khả năng phát triển thành dịch. Bệnh sởi chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ. Dấu hiệu nhiễm sởi là sốt, viêm long đường hô hấp (ho, chảy nước mũi), viêm kết mạc và phát ban. Ban của bệnh sởi mịn, không có nước. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, xuống thân mình rồi đến tay, chân. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế sớm để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và phòng lây nhiễm cho cộng đồng. Để hạn chế bệnh lây lan, cần hạn chế tập trung đông người, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên vệ sinh, tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc. Sử dụng biện pháp bảo vệ cá nhân như dùng khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. |
XEM THÊM
TPHCM: Sởi, sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng
Mặc dù không còn tăng ồ ạt như thời điểm tháng 9, tháng 10 nhưng đến giữa tháng 11, các loại dịch bệnh như bệnh ... |
'Lệch' thời gian chích vắc xin sởi đang tạo lỗ hổng miễn dịch
Thời gian chích ngừa của chương trình tiêm chủng mở rộng và vắc xin dịch vụ có sự khác nhau. Sự lệch lạc trong việc ... |
Hà Nội phát động chiến dịch phòng chống dịch sởi, tay chân miệng và sốt xuất huyết năm 2018
Lãnh đạo ngành y tế Hà Nội đặt mục tiêu có trên 95% trẻ trong độ tuổi từ 1 - 5 tuổi toàn thành phố ... |
Kiêng nước, kiêng gió là sai lầm của các mẹ khi chữa bệnh sởi cho trẻ
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, khi con bị bệnh sởi, cần tránh cho con ra gió, kiêng nước để bệnh thuyên giảm. Nhưng các ... |
Lối sống 07:12 | 29/05/2019
Lối sống 10:20 | 10/05/2019
Lối sống 10:41 | 19/04/2019
Lối sống 09:52 | 18/04/2019
Lối sống 13:33 | 17/04/2019
Lối sống 06:50 | 17/04/2019
Lối sống 15:03 | 16/04/2019
Lối sống 03:56 | 15/01/2019