Phụ huynh e dè với vắc xin mới, bác sĩ lo ngay ngáy

Từ cuối tháng 12 khi nhiều thông tin trái chiều về vắc xin 5 trong 1 mới đưa vào sử dụng Combe Five khiến nhiều trẻ phải nhập viện sau tiêm chủng thậm chí có trẻ tử vong sau khi tiêm chủng khiến nhiều bà mẹ lo lắng.
phu huynh e de voi vac xin moi bac si lo ngay ngay

Bác sĩ Trương Hữu Khanh khám cho bệnh nhi

Lo lắng dịch bệnh

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 các phản ứng sau tiêm chủng hoàn toàn bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng bởi không tiêm vắc xin thì dịch bệnh càng xảy ra nhanh và nhiều hơn. Điều này khiến bác sĩ lo ngay ngáy.

Bác sĩ Khanh cho biết hiện nay dịch sởi đang có xu hướng gia tăng và trong số đó đều là trẻ chưa tiêm phòng sởi có 70% trẻ dưới 9 tháng tuổi chưa đến tuổi tiêm còn lại thì trẻ đến tuổi nhưng cha mẹ không cho đi tiêm.

Hay như bệnh ho gà, bác sĩ Khanh lo lắng nếu bài trừ vắc xin, e dè các phản ứng sau tiêm chủng mà không đưa trẻ đi tiêm vắc xin combe five thì nguy cơ dịch ho gà có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đây là bệnh nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia khi bé được 2-3-4 tháng tuổi và nhắc lại lúc 18 tháng.

Các biến chứng nguy hiểm có thể là viêm não và viêm phổi. Ngoài ra, trẻ có thể bị xuất huyết võng mạc và suy hô hấp hay một số biến chứng như rối loạn nước điện giải, bội nhiễm các vi khuẩn khác, lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng. Trường hợp nặng có thể gặp vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi, trẻ có thể tử vong nhanh chính vì thế cách tốt nhất là tiêm phòng vắc xin.

Vắc xin cứu hàng triệu người mỗi năm

Theo bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Ngoan – Phòng tiêm chủng, Bệnh viện An Việt cho biết vắc xin đã giúp hàng triệu trẻ nhỏ thoát khỏi các bệnh truyền nhiễm hàng năm.

Theo bác sĩ Ngoan tầm quan trọng của tiêm vắc xin, vắc xin là thành tựu vô cùng quan trọng, vắc xin ra đời cứu hàng triệu trẻ em trên thế giới trong phòng chống bệnh cả ở trẻ em và người lớn.

phu huynh e de voi vac xin moi bac si lo ngay ngay

Bác sĩ Ngoan tư vấn cho các mẹ trước khi tiêm chủng

Bác sĩ Ngoan chia sẻ nếu ngày trước khi chưa có vắc xin, bệnh đậu mùa hàng năm cướp đi cuộc sống khoảng 2,5 triệu trẻ em trên thế giới. Tuy nhiên, từ khi có vắc xin ra đời tỷ lệ giảm và đến năm 1997 không ghi nhận trường hợp nào đậu mùa nữa. Hay đối với dịch sởi, trước kia cũng có khoảng hơn 2 triệu trẻ tử vong mỗi năm liên quan tới bệnh sởi. Nhưng khi có vắc xin phòng sởi thì tỷ lệ này giảm xuống rất là nhiều còn khoảng trên 100 nghìn trẻ. Vắc xin đã làm giảm tỷ lệ tử vong các bệnh truyền nhiễm.

Trong chương trình tiêm chủng mở rộng có một số vắc xin bắt buộc phải tiêm như mũi lao, bạch hầu, bại liệt ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, viêm não Nhật Bản, sởi, rubella, một số nơi có dịch có thể tiêm phòng tả và thương hàn.

Ngoài ra, bác sĩ Ngoan cho biết có một số loại vắc xin không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì có thể tiêm vắc xin như viêm não mô cầu, viêm gan C, mũi Sởi – Quai bị, rubella, phòng phế cầu, viêm gan A, phòng thủy đậu, phòng tiêu chảy do vi rút rota…

Bác sĩ Ngoan lưu ý với cha mẹ trẻ, trước và sau khi tiêm cha mẹ trẻ cần thông báo tình hình sức khỏe của trẻ 3 ngày gần nhất như viêm mũi, sốt, rối loạn tiêu hóa, cân nặng khi sinh của trẻ, trẻ có mắc các bệnh nhiễm trùng mãn tính không. Cha mẹ trẻ phải mang theo sổ tiêm chủng cho trẻ để bác sĩ cập nhật tình hình trẻ tiêm chủng. Hiện nay, có phần mềm mã tiêm chủng cho trẻ tuy nhiên một số nơi chưa cập nhật rõ ràng. Chính vì thế, cha mẹ nên mang sổ tiêm chủng của trẻ vì bác sĩ không thể tiêm cho trẻ khi không rõ bé đã tiêm gì.

Sau tiêm chủng bé phải theo dõi sau 30 phút tại phòng tiêm, và bố mẹ theo dõi trẻ 24h. chăm sóc trẻ sau tiêm bằng cách cho uống nhiều nước.

Đặc biệt, bác sĩ Ngoan nhấn mạnh cha mẹ tuyệt đối không bôi bất cứ thuốc gì, loại gì lên vết tiêm. Có một số vắc xin có thành phần làm vùng tiêm sưng đỏ nhưng không can thiệp gì. Trẻ sốt thì hạ sốt, chườm mát nếu sốt dưới 38 độ. Tiêm phòng rota có thể trẻ nôn và tiêu chảy nhưng cha mẹ nên theo dõi nếu trẻ khóc, sốt cao, li bì, bỏ bú thì nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

Với trẻ bình thường đi tiêm chủng bác sĩ thường ưu tiên tiêm chủng vắc xin trong mùa dịch ví dụ như dịch sởi, dịch cúm, dịch viêm não…Tuy nhiên, hiện nay các phòng tiêm chủng thường được nhắc để bố mẹ các cháu nhớ đến tiêm.

phu huynh e de voi vac xin moi bac si lo ngay ngay Bộ trưởng Y tế: Trẻ tiêm vắc xin mới có phản ứng tốt

Trước lo ngại của nhiều người về các phản ứng sau tiêm vắc xin ComBE Five, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho ...

phu huynh e de voi vac xin moi bac si lo ngay ngay Các phản ứng nào được coi là nặng sau tiêm vắc xin ComBE Five

Khi trẻ có những biểu hiện sốt cao từ 39°C trở lên, co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt ...

phu huynh e de voi vac xin moi bac si lo ngay ngay 'Không có chuyện dừng tiêm vắc xin ComBE Five'

PGS.TS Đặng Đức Anh cho biết Bộ Y tế đang tiếp tục chỉ đạo các tỉnh, thành phố tiêm vắc xin ComBE Five theo đúng ...

phu huynh e de voi vac xin moi bac si lo ngay ngay Những trường hợp cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ tiêm vắc xin ComBE Five

Mới đây, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương đã cung cấp thông tin hướng dẫn chi tiết về những trường hợp không hoặc hoãn ...

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.