Có thể thấy báo cáo tài chính quý III/2018 do Vinaconex mới công bố, doanh thu và lợi nhuận quý III và 9 tháng đầu năm của doanh nghiệp này đều sụt giảm. Tính trong 9 tháng đầu năm nay, Vinaconex ghi nhận 368 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2017.
Tình hình kinh doanh không mấy khả quan nên câu hỏi khiến không ít nhà đầu tư đặt ra, vì sao Vinaconex lại hấp dẫn những nhà đầu tư là doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp mới thành lập như vậy?
Một doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập liệu có đủ năng lực tài chính và quản trị để vực dậy hay chỉ đơn thuần là vì sự hấp dẫn từ những lô đất trị giá nghìn tỉ của Vinaconex?
Theo bản công bố thông tin mới nhất, tính đến thời điểm hiện tại Vinaconex đang sở hữu 3,2 triệu m2 đất bao gồm 131,786 m2 được giao tại 9 công trình và 3 triệu m2 đất thuê đang thực hiện đầu tư tại 7 dự án khác. Phần lớn những khu đất có diện tích lớn tại Hà Nội đang được Vinaconex triển khai dự án và cho thuê mặt bằng, hạ tầng khu công nghiệp.
Vinaconex đang sở hữu hàng triệu m2 đất. |
Khu đất lớn nhất của Vinaconex có diện tích hơn 2,7 triệu m2 nằm tại Khu CN CNC2 Hòa Lạc. Doanh nghiệp đang triển khai xây dựng hạ tầng khu công nghiệp (hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lí chất thải, thông tin liên lạc và kinh doanh hạ tầng kĩ thuật…). Dự án có qui mô đầu tư 1.316,7 tỉ đồng và tiến độ thực hiện từ 2014 đến 2020.
Vinaconex cũng sở hữu khu đất hơn 356.171 m2 tại Khu Công nghiệp Công nghệ cao 1 (Quốc Oai, Thạch Hòa), được cho thuê mặt bằng và hạ tầng. Ngoài các lô đất thuộc sở hữu của công ty mẹ Vinaconex, 25 công ty con và 8 đơn vị liên doanh, liên kết của tổng công ty cũng sở hữu quỹ đất lớn.
Trong số đó phải kể đến diện tích xấp xỉ 33.000 m2 tại xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội - nơi đang được triển khai dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh (Splendora). Ngoài ra, Vinaconex hiện sở hữu 50% vốn góp của Công ty cổ phần An Khánh JVC - chủ đầu tư dự án này.
Cùng với các dự án trên, Vinaconex cũng đang thực hiện hai dự án cải tạo chung cư cũ tại 93, 97-99 Láng Hạ, với tổng mức đầu tư dự kiến lần lượt 949 tỉ đồng và 618,7 tỉ đồng. Đồng thời, công ty đang triển khai dự án chung cư cao 33 tầng tại 25 Nguyễn Huy Tưởng (đầu tư 637,5 tỉ đồng) và Vinata Towers (đầu tư 618,7 tỉ đồng). Với lượng quỹ đất trên, sẽ là lợi thế với các doanh nghiệp bất động sản lớn nếu có thể góp vốn cổ phần tại Vinaconex.
Bên cạnh đó, lĩnh vực xây lắp của Vinaconex cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình triển khai dự án. Công ty từng có kinh nghiệm, tham gia triển khai xây dựng hạ tầng nhiều dự án (cầu Nhật Tân, cao tốc Nội Bài- Lào Cai, Thủy điện Cửa Đạt…). Đây có thể là lí do khiến nhà đầu tư bỏ ra mức giá cao hơn 56% so với giá thị trường để sở hữu bằng được cổ phần mà SCIC thoái vốn tại đây.
Dù không công bố danh tính nhà đầu tư trúng giá nhưng theo tìm hiểu thì công ty TNHH An Quý Hưng là đơn vị đã sở hữu toàn bộ số cổ phần chào bán. Được biết đây là doanh nghiệp được thành lập vào năm 2001 có trụ sở tại Chương Mỹ, Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng do ông Nguyễn Xuân Đông làm Tổng giám đốc.
Ông Nguyễn Xuân Đông - CEO An Quý Hưng, người vừa chi 7.300 tỉ đồng mua lại lô cổ phần của Vinaconex do SCIC nắm giữ. |
Dù không phải là doanh nghiệp danh tiếng trong ngành nhưng đây là đơn vị có kinh nghiệp hợp tác đầu tư nhiều dự án lớn tại Hà Nội. Theo giới thiệu tại website công ty, An Quỹ Hưng đã có kinh nghiệm thi công gần 60 dự án lớn, nhỏ cho các đối tác trong và ngoài nước, trong đó có tới gần 50 nhà máy có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tháng 4/2017, An Quý Hưng thực hiện tăng vốn lên 360 tỉ đồng và mới đây, vào ngày 12/11/2018, An Quý Hưng đã hoàn tất tăng vốn lên 500 tỉ đồng, trong đó chỉ có 2 cổ đông là ông Nguyễn Xuân Đông nắm giữ 78,4% cổ phần và vợ ông Đông – bà Đỗ Thị Thanh nắm giữ phần còn lại.
Kết thúc năm 2017, công ty An Quý Hưng có tài sản ngắn hạn gần 550 tỉ đồng, dài hạn 450 tỉ đồng và tổng cộng nguồn vốn gần 1.000 tỉ đồng. Năm 2017, công ty đạt 956 tỉ đồng doanh thu thuần và 62,4 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế.
Trên lĩnh vực bất động sản, An Quý Hưng đã từng tham gia hợp tác đầu tư vào dự án tòa nhà hỗn hợp Văn Phú Complex tại Hà Nội cùng với Văn Phú Invest (VPI). Tuy vậy, An Quý Hưng đã rút khỏi dự án này chỉ sau một thời gian ngắn tham gia.
Ngoài ra, An Quý Hưng còn thành lập ra công ty bất động sản An Quý Hưng Land chuyên phân phối các sản phẩm bất động sản. Mức sở hữu 57,71% cổ phần Vinaconex giúp An Quý Hưng thay thế SCIC là cổ đông lớn nhất, tuy nhiên mức sở hữu này chưa đủ giúp An Quý Hưng nắm trọn quyền phủ quyết doanh nghiệp.
Nhà đầu tư bỏ ra gần 7.367 tỉ đồng thắng phiên đấu giá lô cổ phần của SCIC tại Vinaconex
Một nhà đầu tư đã trúng thầu với mức giá cho mỗi cổ phiếu Vinaconex lên đến 28.900 đồng, cao hơn tới 56% thị giá ... |
Khóa room khối ngoại 0% tại Vinaconex: Đại diện Bộ Tài chính nói có 'căn nguyên'
Đại diện Bộ Tài chính cho hay, siết room ngoại Vinaconex về 0% nằm trong phương án thoái vốn của Vinaconex và "có căn nguyên ... |
Vì sao con trai nhà tư sản Trịnh Văn Bô muốn mua cổ phần Vinaconex
Mới đây, thông tin một trong hai nhà đầu tư là con trai của nhà tư sản Trịnh Văn Bô (người hiến hơn 5 nghìn ... |
Con trai nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô muốn chi 2.000 tỉ sở hữu Vinaconex
Công ty của ông Trịnh Cần Chính, con trai nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô, muốn chi hơn 2.000 tỉ đồng để sở ... |