Vị tỉ phú 91 tuổi rơi vào tình thế trớ trêu khi không thể tiêu núi tiền

Dù là cổ đông lớn nhất của tập đoàn ô tô lừng danh ở Ấn Độ, một vị tỉ phú 91 tuổi không thể chuyển nhượng cổ phần trị giá hàng chục tỉ USD. Giữ hay bán cổ phần đều không còn thuộc quyền tự quyết của tỉ phú này nếu hội đồng quản trị không cho phép.

Tỉ phú Pallonji Mistry là cổ đông lớn nhất của tập đoàn Tata Sons, chủ sở hữu tập đoàn ô tô Tata Group nổi tiếng ở Ấn Độ.

Vị tỉ phú 91 tuổi với khối tài sản ròng 11,4 tỉ USD, điều hành tập đoàn Shapoorji Pallonji (SP). Với tuổi đời 155 năm và trụ sở ở thành phố Mumbai, SP kinh doanh mảng cơ khí và xây dựng.

Tài sản lớn nhất của Pallonji Mistry và gia tộc là 18,4% cổ phần Tata Sons, tập đoàn mẹ của hãng xe Tata Group. 

Gồm 30 công ty trực thuộc, Tata Group đạt doanh thu 113 tỉ USD trong năm ngoái, theo Forbes. Hai gia tộc Tata và Mistry nắm quyền chi phối Tata Sons.

Tình thế trớ trêu của vị tỉ phú 91 tuổi không thể tiêu núi tiền  - Ảnh 1.

Tỉ phú Pallonji Mistry và con trai ông, Cyprus Mistry. (Ảnh: moneycontrol.com).

Gia tộc Mistry bắt đầu có quan hệ tài chính với gia tộc Tata từ năm 1927. Nhưng mãi tới tận thập niên 60 của thế kỉ trước, gia tộc Mistry mới bắt đầu mua cổ phần của tập đoàn Tata Sons. Theo thời gian, số cổ phần Tata Sons mà gia tộc Mistry nắm đã chiếm 18,4%.

Pallonji Mistry thừa kế cổ phần từ cha của ông, người đã sáng lập tập đoàn Shapoorji Pallonji và xây dựng các nhà máy ô tô và thép của tập đoàn Tata Sons.

Nhưng rồi đột nhiên quan hệ giữa hai gia tộc rạn nứt khi hội đồng quản trị Tata Sons bất ngờ đẩy Cyrus Mistry, con trai của Pallonji Mistry, ra khỏi ghế chủ tịch hồi tháng 10/2016. Sau đó, gia tộc Mistry nộp nhiều đơn kiện lên tòa án, với cáo buộc hội đồng quản trị Tata Sons chèn ép các cổ đông nhỏ và vi phạm nhiều qui định về quản trị doanh nghiệp.

Sau một thời gian, cuộc chiến ở tòa của hai gia tộc tập trung vào việc Tata Sons qui định các cổ đông chỉ có thể bán cổ phần nếu hội đồng quản trị đồng ý, một quyết định do gia tộc Tata khởi xướng và chính phủ Ấn Độ ủng hộ, theo báo Hindustan Times.

Một qui định khác của Tata Sons là cổ đông sẽ buộc phải bán cổ phần nếu đa số thành viên hội đồng quản trị muốn vậy.

Tình thế trớ trêu của vị tỉ phú 91 tuổi không thể tiêu núi tiền  - Ảnh 2.

Ông Ratan Tata, cựu chủ tịch tập đoàn Tata Sons, là người đứng đầu gia tộc Tata. (Ảnh: Hindustan Times).

Hai qui định ấy đẩy Pallonji  Mistry vào thế trớ trêu. Dù ông là cổ đông lớn nhất của Tata Sons, hội đồng quản trị vẫn có thể ép ông bán cổ phần. Mặt khác, nếu Pallonji muốn bán cổ phần, ông lại cần có sự phê chuẩn của họ đối với người sẽ mua cổ phần.

Giữ hay bán cổ phần đều không còn thuộc quyền tự quyết của tỉ phú 91 tuổi nếu hội đồng quản trị không cho phép. Hiện tại, giá trị cổ phần của ông trong Tata Sons vào khoảng 16,7 tỉ USD.

Luật sư Daizy Chawla, một thành viên của hãng luật Singh & Associates tại thành phố New Delhi, nói rằng Tata Sons là tập đoàn tư nhân, nên theo qui định của luật Ấn Độ, cổ đông không thể chuyển nhượng cổ phần một cách tự do như cổ đông của doanh nghiệp đại chúng.

Mặc dù vậy, nhờ mối liên hệ với tập đoàn Tata Sons mà Shapoorji Pallonji kiếm thêm 2 tỉ USD vào năm 2018, khi giới đầu tư đua nhau mua cổ phiếu của Tata Consultancy Services, doanh nghiệp tư vấn phần mềm lớn nhất châu Á.

Hôm 22/9, gia tộc Mistry tuyên bố đã đến lúc họ rời khởi tập đoàn Tata. "Dù đau đớn, gia tộc Mistry vẫn phải tin rằng tách rời lợi ích sẽ là cách tốt nhất đối với lợi ích của các cổ đông Tata Sons", thông cáo của tập đoàn SP nêu rõ.

Chỉ vài giờ sau khi tập đoàn Tata Group thông báo với tòa án rằng họ sẵn sàng mua lại cổ phần của gia tộc Mistry, tập đoàn SP tuyên bố gia tộc Mistry sẽ bán cổ phần.

chọn
Hoàng Huy vượt mục tiêu lãi năm sau 9 tháng nhờ dự án New City và H1 Commerce
Lũy kế 9 tháng năm tài chính 2024 (1/4 - 31/12/2024), doanh thu thuần Hoàng Huy đạt 3.808 tỷ đồng và lãi sau thuế 867 tỷ đồng, lần lượt tương ứng 152% và 108% kế hoạch cả năm.