Việt Nam lên tiếng về việc ngoại trưởng đề cử Mỹ muốn cấm Trung Quốc lên đảo ở Biển Đông

Việt Nam kêu gọi các nước bảo đàm hòa bình khu vực khi được hỏi về việc ngoại trưởng được đề cử Mỹ Rex Tillerson muốn cấm Trung Quốc tiếp cận đảo ở Biển Đông. 
viet nam len tieng ve viec ngoai truong de cu my muon cam trung quoc len dao o bien dong Ngoại trưởng Mỹ do Trump chỉ định muốn 'rắn' với Trung Quốc
viet nam len tieng ve viec ngoai truong de cu my muon cam trung quoc len dao o bien dong
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. Ảnh: Quý Đoàn

"Duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực là mục tiêu chung cũng như là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực.

Chúng tôi cho rằng các bên liên quan, các bên trong và ngoài khu vực đều phải có trách nhiệm đóng góp mang tính xây dựng vào mục tiêu và bảo đảm lợi ích chung này", ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói trong họp báo chiều nay.

Ông Bình nêu lên đánh giá khi được hỏi về việc ông Tillerson, người được Tổng thống Mỹ sắp nhậm chức Donald Trump, chọn làm ngoại trưởng Mỹ, cho rằng Trung Quốc nên bị cấm tới các đảo mà nước này xây ở Biển Đông.

Trong phiên điều trần hôm qua trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, khi được hỏi về việc làm thế nào để ủng hộ Washington tỏ thái độ mạnh mẽ hơn với Trung Quốc, ông Rex Tillerson cho rằng Mỹ cần phải gửi tín hiệu rõ ràng đến Trung Quốc.

"Thứ nhất, việc xây dựng đảo phải dừng lại, thứ hai, họ sẽ không được phép tới các đảo đó nữa", ông Tillerson nói.

Ứng viên ngoại trưởng Mỹ cho biết ông xem hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông là "cực kỳ đáng lo ngại" và nó có thể là mối đe dọa "nền kinh tế toàn cầu" nếu Bắc Kinh có thể ra lệnh cho việc ra vào ở vùng biển này, vốn có tầm quan trọng quân sự chiến lược và là tuyến thương mại lớn.

Ông Tillerson gọi việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông và tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, nơi có tranh chấp với Nhật Bản là "hành động phi pháp". Ông đề xuất Mỹ phải "thể hiện sự trở lại trong khu vực với các đồng minh truyền thống tại Đông Nam Á".

Trung Quốc đã bồi đắp, cải tạo 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành các đảo nhân tạo và xây dựng cơ sở vật chất, đưa khí tài quân sự trái phép lên đó. Tòa Trọng tài hồi tháng 7/2016 ra phán quyết cho biết Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò" mà nước này tự vẽ ra nhằm yêu sách chủ quyền với hầu hết Biển Đông.

chọn
Đề nghị quy định cụ thể tỷ lệ tổng dư nợ của doanh nghiệp BĐS trên tổng vốn chủ sở hữu
Bộ Tài chính, NHNN đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu quy định cụ thể tỷ lệ tổng dư nợ (tín dụng, trái phiếu) của doanh nghiệp trên tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thay vì trên tổng mức đầu tư của cả dự án.