Viglacera đang rót hơn 5.700 tỷ đồng cho các dự án KCN, doanh thu chưa thực hiện đạt trên 2.700 tỷ đồng

Tại cuối năm 2022, Viglacera ghi nhận hơn 5.700 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang, phần lớn tại các dự án KCN như Yên Mỹ, Yên Phong IIC,... Mặt khác, công ty cũng ghi nhận hơn 2.700 tỷ đồng doanh thu nhận trước từ hoạt động cho thuê KCN.

Báo cáo tài chính quý IV/2022 của Tổng Công ty Viglacera - CTCP (mã chứng khoán: VGC) cho thấy, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế công ty đạt lần lượt 3.281 tỷ đồng và 222 tỷ đồng, giảm 11% và 50% so với cùng kỳ năm trước. 

Theo công ty, chênh lệch này là do nhu cầu thị trường quý IV giảm, ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm mảng vật liệu xây dựng, gồm sứ, gạch ngói đất sét nung, kính. 

Lũy kế cả năm 2022, nhờ kết quả từ ba quý đầu năm, doanh thu thuần tăng 30% so với cùng kỳ, đạt 14.594 tỷ đồng.

Trong đó, doanh thu mảng dịch vụ cho thuê bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp đạt 3.338 tỷ đồng, tăng 31%, các mảng khác liên quan bất động sản như bán hàng hóa bất động sản và dịch vụ quản lý, vận hàng các khu công nghiệp, khu đô thị, chung cư đều tăng so với cùng kỳ. 

Lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 2.321 tỷ đồng và 1.931 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2021. Trong đó, theo Viglacera, lợi nhuận trước thuế mảng kinh doanh bất động sản tăng 57% so với thực hiện năm 2021, đạt 1.622 tỷ đồng và vượt 33% kế hoạch năm. 

Năm 2022, công ty đạt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2022 là 1.700 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã vượt 36,5% chỉ tiêu đề ra. 

 KQKD năm 2022 của Viglacera. (Nguồn: HM tổng hợp từ BCTC doanh nghiệp). 

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm dương 896 tỷ đồng. Song, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đều ghi nhận giá trị âm, chủ yếu do công ty chi tiền để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và chi tiền trả nợ gốc vay, trả cổ tức. 

Do đó, dòng tiền thuần trong năm của Viglacera âm gần 702 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 762 tỷ đồng.

Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản doanh nghiệp đạt 22.962 tỷ đồng, tăng 4,4% so với đầu năm.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí xây dựng cơ bản dở dang 5.750 tỷ đồng, tăng 10%, chủ yếu là chi phí tại các dự án Khu công nghiệp Yên Mỹ (1.153 tỷ đồng), dự án Khu công nghiệp Yên Phong II C (902 tỷ đồng), dự án Khu công nghiệp Thuận Thành giai đoạn I (737 tỷ đồng), dự án Khu công nghiệp Phú Hà giai đoạn I (609 tỷ đồng),...

 Nguồn: BCTC doanh nghiệp. 

Ngoài ra, Viglacera cũng ghi nhận giá trị tồn kho 4.398 tỷ đồng, tăng 16,5% so với đầu năm, chủ yếu là các thành phẩm và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Công ty cũng trích lập gần 141 tỷ đồng dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 

Mặt khác, tại cuối năm 2022, công ty có gần 2.757 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện, là doanh thu nhận trước từ hoạt động cho thuê bất động sản và doanh thu chưa thực hiện khác. Con số này giảm nhẹ so với đầu năm, chủ yếu ghi nhận trong dài hạn.

Tổng dư nợ tài chính đạt 3.617 tỷ đồng, tăng 13,4% so với đầu năm. Trong đó, khoản đến hạn trả trong vòng 12 tháng là gần 347 tỷ đồng.

Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong năm 2022, Viglacera đã chi hơn 5.896 tỷ đồng để trả nợ gốc vay và chi 476 tỷ đồng trả nợ gốc thuê tài chính, đồng thời chi 1.292 tỷ đồng trả cổ tức. Ngược lại, công ty cũng thu gần 6.800 tỷ đồng từ đi vay. Qua đó, dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 864 tỷ đồng. 

Tag:
chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.