Vịt chết hàng loạt vì dịch cúm, người dân vẫn thờ ơ

Cơ quan chức năng xác nhận đã có hai ổ dịch cúm gia cầm tại Huế, nhưng nhiều người dân vẫn còn khá chủ quan khiến cho dịch bệnh có nguy cơ phát triển, lan rộng.
 
dich cum gia cam tan cong nguoi dan van tho o Đề nghị nâng mức cảnh báo dịch cúm A H7N9
dich cum gia cam tan cong nguoi dan van tho o Người nuôi gà điêu đứng vì H7N9: Gà Yên Thế thất thủ
dich cum gia cam tan cong nguoi dan van tho o Từ đầu 2017 đến nay, chưa xuất hiện cúm gia cầm trên người tại Việt Nam

Hàng ngàn con vịt chết

Đến sáng 11/4, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đã ghi nhận dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại hai ổ dịch tại địa bàn xã Lộc An và Lộc Hòa, huyện Phú Lộc. Cả hai ổ dịch đều là đàn vịt trong trại nuôi vịt đồng, số lượng vịt chết ban đầu lên đến 2.000 con.

Theo người dân cho biết, ngày 9/4, họ bất ngờ khi đàn vịt đồng đang nuôi của mình bỗng dưng chết. Số lượng vịt chết lên đến hàng trăm con. Trước khi chết, vịt có biểu hiện đi phân màu trắng, xanh, mắt mờ… Nhận thấy có điều bất thường, người dân trình báo với cơ quan chức năng. Đến nay, số lượng vịt chết vẫn đang tăng lên.

dich cum gia cam tan cong nguoi dan van tho o
Vịt chỉ mới 20 ngày tuổi chết bất thường.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sau khi nhận được thông báo về hiện tượng vịt chết nhiều trong hai ngày 9 và 10/4, Chi cục đã tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân và hướng dẫn người dân các biện pháp xử lý.

Chi Cục đã lấy mẫu xét nghiệm gửi cơ quan Thú y vùng 3 và hiện đã có kết luận là dương tính với H5N6. Theo ông Hưng, số vịt chết có những dấu hiệu lâm sàng thần kinh như xoay đầu, phân màu trắng, xanh, mắt đục mờ…

Hai đàn vịt chết nhiều nhất là của ông Trương Thanh Tr. (ở xã Lộc Hòa) và ông Đặng H. (xã Lộc An) với tổng số 6.500 con. Cả hai đàn vịt đều được tiêm vắc xin tả vào 7 ngày tuổi và chưa đến tuổi tiêm phòng vắc xin dịch cúm thì bị phát hiện.

Ông Tr. kể, cách đây chừng 1 tháng, ông đầu tư 200 triệu đồng để cải tạo hồ nuôi, mua 4.500 vịt con ở Hà Nội về thả. Trong hai ngày 9 và 10/4, đàn vịt lần lượt chết mà ông không biết nguyên nhân. Số vịt nhà ông chết khoảng 1.200 con.

Hai ngày qua, chủ đàn vịt rất buồn vì vịt lần lượt chết. Họ phải thu gom vịt chết bỏ vào bao chờ tiêu hủy. Trong khi đó, cơ quan chức năng đang phối hợp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện đúng quy trình tiêu hủy, khống chế, không cho dịch bệnh lây lan rộng.

Đến sáng 11/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn đang thực hiện tiêu hủy số vịt bị nhiễm cúm. Đồng thời, cơ quan này kiểm soát khu vực chăn nuôi gia cầm trong khoảng 3 km, tiêm phòng bao vây vắc xin cúm gia cầm, dịch tả vịt.

Ngành chăn nuôi cũng đề nghị UBND hai xã Lộc An và Lộc Hòa chỉ đạo việc tiêu hủy đàn vịt bị nhiễm dịch cúm triệt để, tránh trường hợp dịch lây lan rộng. Đồng thời, ngành cũng không khuyến khích người dân chăn thả vịt mới trong khoảng thời gian này.

Còn chủ quan với dịch

Mới đây, hơn 1.000 con vịt của ông Đỗ L. (huyện Phú Vang) bất ngờ lăn ra chết. Dù biết đây là trường hợp đặc biệt, có thể nguy hiểm cho xã hội nhưng ông L. không báo cáo với chính quyền địa phương, cơ quan thú ý để có biện pháp xử lý.

Ông L. cho biết, không chỉ vịt nhà ông mà gia cầm ở những hộ gia đình lân cận cũng chết từ vài con đến vài chục con và nguyên nhân chưa rõ.

dich cum gia cam tan cong nguoi dan van tho o
Ông Tr. thẩn thờ bên đàn vịt đồng của mình.

Theo ông L., ông có tiêm vắc xin cho vịt, tiêu độc khử trùng. Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng phát hiện sự việc, yêu cầu cung cấp sổ theo dõi quá trình tiêu độc, tiêm vắc xin thì ông L. thừa nhận không có.

Trong khi đó, theo quy định, các hộ chăn nuôi phải có sổ theo dõi, ghi chép đầy đủ thời gian tiêm vắc xin, tiêu độc có xác nhận của cơ quan thú y, chính quyền.

Theo nhiều hộ chăn nuôi, việc cố tình không chấp hành tiêm vắc xin là có. Bởi, họ sợ tốn lệ phí mỗi con tiêm khoảng 500 đến 1.000 đồng. Mặc dù Chi cục Thú y nhiều lần tuyên truyền về việc tiêm vắc xin không ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi, nhưng các hộ gia đình vẫn lo sợ rằng tiêm vắc xin thì gia cầm sẽ chậm phát triển.

Ông Trần Quốc Sửu, Trưởng phòng Dịch tễ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại địa phương, có nguy cơ bùng phát, nhưng các hộ chăn nuôi vẫn tỏ ra chủ quan trong công tác phòng chống theo quy định.

Nhiều hộ dân được cấp sổ theo dõi vẫn không làm đúng theo hướng dẫn của chuyên gia. Họ không ghi chép thời điểm tiêm vắc xin, tiêu độc, khử trùng… Điều này gây khó khăn trong việc theo dõi, phòng chống dịch bệnh của cơ quan chức năng.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.