Vợ đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ: 'Tay sắt bọc nhung’

Sau hơn hai năm, cuộc chiến quyền lực giữa vợ chồng nhà sáng lập thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã kết thúc. Phần thắng đã thuộc về “phái yếu”. Dư luận đang hết sức tò mò dõi theo tương lai thương hiệu cà phê này sẽ thực sự phát triển ra sao dưới tay của người phụ nữ quyền lực này.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo - vợ đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ - vừa được Tòa án Nhân dân TP.HCM khôi phục tư cách Phó tổng giám đốc tại Tập đoàn Trung Nguyên.

Cuộc chiến trong gia đình ông Đặng Lê Nguyên Vũ bắt nguồn khi cuối năm 2015, Tập đoàn Trung Nguyên bất ngờ ngừng cung cấp các sản phảm thuộc nhóm cà phê hòa tan. Đại diện Trung Nguyên lúc bấy giờ cho rằng, việc tạm ngưng là "do nhu cầu bảo trì máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất tại các nhà máy trực thuộc Tập đoàn Trung Nguyên".

vo dai gia dang le nguyen vu tay sat boc nhung
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo - vợ đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ vừa được khôi phục Phó tổng giám đốc tại Tập đoàn Trung Nguyên.

Thế nhưng, giới thạo tin lại khẳng định, sự việc bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng Chủ tịch Trung Nguyên, là ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Quả thực sau đó, những xung đột gay gắt giữa 2 vợ chồng đã nổ ra.

Khi đó, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã tự tổ chức các cuộc họp Hội đồng quản trị và tự ý đưa ra quyết định miễn nhiệm bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Những tranh cãi đã nổ ra khi bà Thảo đăng đàn tố cáo hành vi của ông Vũ là vi phạm pháp luật.

Sang tháng 4/2016, Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên đã thay đổi giấy đăng ký kinh doanh, chuyển người đại diện pháp luật từ bà Lê Hoàng Diệp Thảo sang ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Tuy nhiên, sang tháng 5, bà Thảo đã có đơn khiếu nại, yêu cầu chờ phán quyết của Tòa án Nhân dân TP.HCM.

Khiếu nại của bà Thảo đã thành công khi ngày 13/7/20160, Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương đã có quyết định hủy bỏ giá trị Giấy chứng nhận ngày 21/4, đồng thời khôi phục quyền điều hành công ty cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Tuy nhiên, trong thời gian 13/7-21/7/2016, theo Quyết định 300, bà Thảo là đại diện pháp luật của Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, nhưng thực tế các giao dịch, giấy tờ phát sinh của công ty trong giai đoạn này vẫn dưới tên người khác. Vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều tính toán ước tính công ty đã thiệt hại dự tính lên tới 50 tỷ đồng và thiệt hại cho các đối tác thì chưa thể tính được.

Đi lên từ hai bàn tay trắng, hai vợ chồng đã từng “chung lưng đấu cật” gây dựng nên thương hiệu cà phê Trung Nguyên nổi tiếng không chỉ trong nước mà vươn nhiều nước trên thế giới. Đến thời điểm xảy ra sự cố “cơm không lành canh không ngọt”, bà Thảo và ông Vũ đã có 20 năm hợp tác dưới các chức vụ khác nhau. Và dường như người ta vẫn luôn giữ một sự ngưỡng mộ về tài năng kinh doanh vượt trội, cùng nhau vượt khó của một doanh nghiệp gia đình.

Trước khi xảy ra tranh chấp, bà Lê Hoàng Diệp Thảo có quyền lực khá lớn tại cà phê Trung Nguyên nhưng bà Thảo rất ít xuất hiện trong giới truyền thông hay cùng chồng xuất hiện tại nhiều sự kiện. Được biết, bà Lê Hoàng Diệp Thảo cũng là 1 trong 5 cổ đông lớn sáng lập ra Trung Nguyên. Hiện tại, bà đang kiêm 3 chức vị đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên và là người đại diện theo pháp luật duy nhất của công ty.

Bà Thảo giữ 28% cổ phần trị giá 140 tỷ đồng trong khi ông Đặng Lê Nguyên Vũ giữ 51% cổ phần trị giá 255 tỷ đồng.

Không chỉ vậy, bà Lê Hoàng Diệp Thảo còn đang là Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư du lịch Đặng Lê nằm ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Những địa điểm du lịch nổi tiếng của công ty này đó là khu du lịch Gia Long, làng cà phê Trung Nguyên, resort coffee tour Trung Nguyên, khu du lịch thác Draynur.

Bà Thảo cũng là người đang nắm giữ 5% cổ phần sáng lập của công ty cổ phần Trung Nguyên Franchising, chồng bà là ông Đặng Lê Nguyên Vũ giữ 10% cổ phần còn Công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên giữ 85% cổ phần. Công ty này chính là đơn vị đang nắm giữ quyền nhượng quyền thương hiệu cà phê Trung Nguyên.

Nhiều người đặt câu hỏi, nếu không có Đặng Lê Nguyên Vũ, liệu thương hiệu cà phê Trung Nguyên có còn? Câu trả lời này chắc chắn phải chờ thời gian mới có thể trả lời. Nhưng một điều đã dễ nhận thấy rằng, trong thời gian mất quyền điều hành tại Tập đoàn Trung Nguyên thì người phụ nữ này đã bắt đầu chứng tỏ bản lĩnh của một nữ tướng "tay sắt bọc nhung".

Đó là sự xuất hiện của nhà máy TNI King Coffee - đánh dấu sự trở lại của bà Thảo sau khi xảy ra nhiều chuyện ồn ào tranh chấp tại thương hiệu cà phê hòa tan Trung Nguyên.

Nhà máy này vừa được khánh thành hôm 20/4/2017 vừa qua do Công ty Trung Nguyên International xây dựng tại Bình Dương, chuyên sản xuất các sản phẩm cà phê xuất khẩu. Đây là nhà máy thứ 6 mà CEO Lê Hoàng Diệp Thảo xây dựng.

Nhà máy mới được xây dựng trên diện tích 51.300m2, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 đã hoàn thành xong gồm phân xưởng cà phê rang xay và phân xưởng cà phê hòa tan. Giai đoạn 2 sẽ chính thức khởi công phân xưởng trích ly cũng trong ngày 20/4. Khi đi vào hoạt động, nhà máy TNI King Coffee sẽ cung cấp 9.000 tấn cà phê rang xay và 19.800 tấn cà phê hòa tan mỗi năm.

Trước đó, bà Thảo cũng ký biên bản ghi nhớ về thỏa thuận hợp tác với lãnh đạo công ty Hello Oyster, thuộc tập đoàn LaoJiao Lư Châu, top 3 tập đoàn lớn trong ngành rượu bia và giải khát, Top 500 doanh nghiệp đứng đầu Trung Quốc với tổng giá trị tài sản hơn 18 tỷ USD. Đích thân bà cũng trả lời trước báo chí Trung Quốc tại hội chợ China Food & Drinks, Thành Đô, Trung Quốc cuối tháng 3/2017.

Theo một chuyên gia thương hiệu, ở một góc độ nào đó, có thể xem cuộc tranh chấp quyền lực là một bi kịch gia đình nhưng nó cũng chính là một sự khủng hoảng của một doanh nghiệp lớn. Một doanh nghiệp với thương hiệu mạnh, lợi nhuận vài trăm tỷ mỗi năm mà lại bị suy yếu vì mâu thuẫn nội bộ sẽ là điều rất đáng tiếc. Những thiệt hại nếu có thì người chịu thiệt hại nhiều nhất không ai khác chính là những người chủ, nhà đầu tư của doanh nghiệp đó.

vo dai gia dang le nguyen vu tay sat boc nhung Ông Đinh La Thăng lĩnh 18 năm tù, 6 đồng phạm chia nhau hơn 35 năm tù

Đúng 14h ngày 29/3, TAND TP Hà Nội bắt đầu tuyên đọc bản án sơ thẩm đối với bị cáo Đinh La Thăng và 6 ...

chọn
Đường cực kỳ quan trọng, liên quan ba khu đô thị ở Hà Nội 'phải hoàn thành năm tới, không có thời điểm lùi'
HĐND TP Hà Nội vừa tái chất vấn về dự án BT giao thông kéo dài 16 năm ở phía nam thành phố, đó là Đường trục phía nam tỉnh Hà Tây cũ.