Với ‘chiêu’ độc này, mẹ Việt ở Thụy Điển tập bỏ bỉm cho con thành công

Lí do chị Quỳnh Chi (sống tại Thụy Điển) không khen con khi con biết ngồi toilet/bô là vì chị muốn con biết việc đi trên toilet là việc rất bình thường. Từ đó con sẽ nhận ra việc đại tiện trong bỉm khó chịu thế nào và khiến con tự muốn đi trên toilet vì nó "dễ chịu".
 
voi chieu doc nay me viet o thuy dien tap bo bim cho con thanh cong ‘Ngã ngửa’ với lý do mẹ Việt không bao giờ tập ‘xi tè’ cho con
voi chieu doc nay me viet o thuy dien tap bo bim cho con thanh cong Bí quyết thần kỳ giúp bé biết ngồi bồn cầu chỉ trong 3 ngày

Chị Quỳnh Chi (hiện sống tại Thụy Điển) có hai nhóc tì xinh xắn là bé Tim, 3 tuổi và bé Kim, hơn 3 tháng tuổi. Về việc tập bỏ bỉm cho con, tập cho con ngồi toilet và biết gọi mỗi khi cần đại tiện, tiểu tiện, chị Chi cho biết nguyên tắc để thành công nằm ở việc không khen con. Bởi chị muốn con coi việc đó là việc bình thường, con sẽ nhận ra việc đại tiện/ tiểu tiện trong bỉm khó chịu và tự khắc con sẽ muốn đi trên toilet vì nó dễ chịu.

voi chieu doc nay me viet o thuy dien tap bo bim cho con thanh cong
Bé Tim con chị Quỳnh Chi hiện 3 tuổi. Trong hình, Tim tự rửa tay ở lớp sau khi tè xong và Tim dùng toilet ở nhà. (Ảnh: NVCC)

Không khen con khi con biết ngồi toilet hay ngồi bô

“Chuyện bỏ bỉm của Tim chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là đại tiện vào toilet. Tim được cái chỉ đại tiện ở nhà, một là vào sáng sớm khi ngủ dậy, 2 là chiều tối sau khi ăn nên việc tập cho em đi đại tiện toilet khá đơn giản, chỉ mất vài ngày là em đã không còn đại tiện lung tung nữa”, chị Chi nói.

Đầu tiên chị Chi tập cho con bằng cách vẫn để con mặc bỉm, chú ý xem con hay muốn đi lúc nào và biểu hiện cảm xúc của con như thế nào khi con bắt đầu đại tiện. Khi thấy dấu hiệu con đại tiện thì mẹ nhanh nhưng không vội, không lên giọng mà bình tĩnh, nói nhẹ nhàng "con đang muốn đại tiện đúng không? Mẹ đưa con vào toilet nhé". Và dẫn con vào toilet, đặt con lên toilet, lấy đồ chơi để con chịu ngồi lâu trên đó. Và thế là con đại tiện.

Khi con đi xong, dù rất muốn khen và ôm con chụt chịt nhưng chị Chi không khen mà chỉ nói "đi trên toilet thật dễ chịu phải không con". Lí do chị không khen là vì chị muốn con biết việc đi trên toilet là một việc rất bình thường, muốn con dần nhận ra việc đại tiện trong bỉm khó chịu thế nào và con em tự muốn đi trên toilet vì nó "dễ chịu".

Một vài lần đầu thì thường bé Tim đi một chút ở bỉm rồi tiếp tục đi trên toilet. Sau đó Tim bắt đầu nói hoặc ra dấu khi muốn đi. Con xong xuôi, chị Chi giúp con lau rửa rồi hướng dẫn con mặc quần lót, giật nước, bê ghế đứng cạnh bồn rửa tay, lấy xà phòng, rửa tay và sau đó là lau tay vào khăn lau tay. Vậy là xong xuôi việc đi toilet. Rất nhẹ nhàng!

voi chieu doc nay me viet o thuy dien tap bo bim cho con thanh cong
Không khen con khi con biết ngồi bô/ toilet. (Ảnh: Fatherhood)

Cần phải biết chờ đợi thời cơ

Chị Chi chia sẻ hồi Tim được 18 tháng cùng với việc đại tiện thì thỉnh thoảng Tim cũng ra dấu muốn tè trên toilet. Nhưng hồi đó Tim vừa đi trẻ, vừa ở nhà mà ở nhà trẻ thì các cô không hợp tác nên Tim bị "lẫn lộn", sau đó là nhất quyết không chịu tè trên toilet hay bô. Vậy là chị Chi quyết định cho Tim ngừng việc tè bô, đợi thời cơ sau.

Sau hè, bà ngoại gửi cho bé Tim bộ truyện Siêu thỏ, trong đó có quyển "Ứ ngồi bô đâu". Chị Chi đọc cho con và giải thích cho con ai cũng ngồi bô/toilet cả.

“Khi đại tiện, tiểu tiện đều nên ngồi bô/toilet vì như vậy rất dễ chịu. Bố mẹ đi tiểu tiện cũng để cửa toilet mở để nếu em muốn thì em có thể chạy vào ngó nghiêng xem bố mẹ làm thế nào. Dần dần mỗi lần đọc truyện Siêu thỏ thì em đều chỉ toilet, giấy vệ sinh, bô, rồi em nói ‘mẹ tè toilet’, ‘bố tè toilet’. Mẹ cũng được thể ‘Tim cũng tè toilet giống bố mẹ nhé’. Tuy nhiên mẹ không chú ý đến chuyện em đi tè ở toilet hay bô nữa mà mẹ chờ đến khi em và mẹ cùng nghỉ ở nhà một thời gian dài thì mới bắt đầu lại”, chị Chi giải thích về việc bố mẹ nên kiên nhẫn chờ đợi thời cơ thích hợp.

voi chieu doc nay me viet o thuy dien tap bo bim cho con thanh cong
Bố mẹ cần kiên nhẫn và chờ đợi thời cơ nếu muốn tập bỏ bỉm cho con thành công. (Ảnh: Ashlyn Thia)

Cần nhẹ nhàng khi con tiểu tiện lung tung, dù trong bụng có “sôi sục” đến mấy

Thời cơ đến đến là khi hè, chị Chị cùng con cùng ở nhà 2 tuần. Chị bắt đầu bằng việc bỏ bỉm, mặc quần lót cho con, nói "mặc quần lót dễ chịu hơm bỉm phải không con?". Con trả lời "Không". Chị dặn con lúc nào muốn tè thì gọi mẹ nhé, nhưng Tim cũng trả lời "Không".

2 ngày đầu tiên chị thường xuyên hỏi con có muốn tè hay không, và đương nhiên lần nào con cũng trả lời "Không". Kết quả là con tè ra nhà khá nhiều lần.

Mỗi lần tè, nếu chị không có ở đó thì con chạy ra mẹ kêu "tè tè" và chỉ ra vị trí con tè. Chị cho biết dù lúc này trong bụng sôi sùng sục thì vẫn cứ phải nhẹ nhàng, đưa cho con khăn, bảo con ra lau đi, rồi dẫn con vào toilet, chỉ cho con bô, nói "lần sau con tè thì tè ở đây nhé".

Sau đó chị Chi thay quần lót cho con, cho con tự rửa tay và lau tay. Nếu lần nào con tè mà mẹ ở đó, kịp phát hiện con tè thì lại cố gắng nhẹ nhàng và bình tĩnh, dù trong bụng chỉ muốn bế thẳng con chạy vào toilet, nói "Con đang tè đó Tim. Mẹ con mình vào toilet nhé" và dẫn con vào toilet cho con ngồi bô.

Chị Chi cho biết chị chọn bô vì muốn con có thể tự tè 1 mình chứ không cần mẹ bế lên như khi đại tiện trên toilet. Đa số những lần như vậy thì bé Tim, vừa tè vừa đi theo mẹ. Ra đến bô thì có lúc Tim đã tè xong, có lúc Tim tiếp tục tè vào bô. Tè xong xuôi chị lại tiếp tục "lần sau con nhớ ngồi bô khi muốn tè nhé" và lại thay quần lót, cho Tim tự đổ bô, giật nước hoặc lau nhà rồi rửa tay.

Sang ngày thứ 3, bé Tim đã bắt đầu nói muốn tè. Thế là hai mẹ con vào toilet cho Tim ngồi bô. Xong xuôi thì chị cũng không khen con mà chỉ nói "Con tè vào bô thật dễ chịu phải không!". Rồi lại tiếp tục điệp khúc mặc quần lót, đổ bô, giật nước, rửa tay, lau tay. Sang ngày thứ 3 thì cả ngày bé Tim chỉ tè ra quần có 2 lần, chị Chi vẫn tiếp tục hỏi con có muốn tè không.

Ngày thứ 4, chị không hỏi con nữa mà để con tự nói khi con muốn tè. Và cả ngày thứ 4 con tè bô, không hề phải thay chiếc quần lót nào. Ngày thứ 5, thứ 6 cũng có lúc con mải chơi quên tè bô, chị cũng chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở. Và ở ngày thứ 5, chị bắt đầu bỏ bỉm của con ngay cả khi con ngủ trưa. Con thường ngủ trưa từ 11h30 đến 14h. Lúc con dậy thì chị hỏi "Ra tè bô nhé Tim" và con trả lời "vâng". Thế là từ đó, chị Chi tự tin bỏ bỉm cho con ngay cả khi con ngủ trưa.

voi chieu doc nay me viet o thuy dien tap bo bim cho con thanh cong
Tim đã không còn tè ra quần kể từ ngày thứ 7 tập bỏ bỉm. (Ảnh: NVCC)

“Mình cảm thấy thành công rực rỡ khi con đã không còn tè ra quần kể từ ngày thứ 7 và luôn nói với bố/mẹ trước khi con muốn tè! Kể từ ngày thứ 7 này thì mình cũng bắt đầu nhắc con ngồi bô tè trước khi ra ngoài, và nhắc con tè khi về nhà. Chỉ duy nhất 1 lần con tè ra quần khi em ở ngoài chơi, sau đó không lần nào con tè ra quần nữa”, chị Chi nói thêm.

Vậy là sau 2 tuần, bé Tim nhà chị Chi không phải dùng bỉm ban ngày. Đêm bé vẫn dùng bỉm nhưng cũng có hôm con tỉnh dậy nửa đêm và muốn đi tè, chị lại dẫn con vào toilet. Tè xong bé lại ngủ lại ngon lành. Buổi sáng khi con dậy, chị cũng thường hỏi "Tim tè bô nhé" và con bảo "vâng". Như vậy là có nhiều hôm bé Tim khô ráo ngay cả ban đêm. Chị Chi cho biết sẽ bỏ bỉm cho con ngay cả ban đêm sau một thời gian nữa, khi con luôn khô ráo trong vài ngày liên tục.

Sau 2 tuần ở nhà, bé Tim quay lại nhà trẻ. Theo kế hoạch, chị Chi chỉ mặc quần lót cho con, mang theo nhiều quần áo và quần lót để cô thay cho con khi cần và nói với cô chuyện con đã bỏ bỉm. Cô bảo "vậy tốt quá, chúng tôi sẽ chú ý". Hôm đầu tiên quay lại lớp, bé Tim chưa quen với việc nói với cô khi muốn tè nên đã tè ra quần mất 2 lần. Sang hôm thứ 2 thì khi chị Chi đến đón, bé hào hứng dẫn mẹ vào toilet ở lớp, tè và rửa tay lau tay như mẹ với bé vẫn làm ở nhà! Bé đã không còn tè ra quần khi ở nhà trẻ nữa.

Sang tuần thứ 3, bé Tim đã bắt đầu biết "nhịn" khi ở ngoài đường. Khi cả nhà đi chơi, bé nói "tè" khi ở ngoài đường thì chị sẽ bảo "con cố nhịn một chút nhé, mình sắp vào nhà hàng/về khách sạn rồi, lúc đó có toilet thì con tè nhé". Và thế là bé Tim "nhịn" chờ đến lúc có toilet mới tè.

Lời khuyên cho các mẹ nếu muốn tập bỏ bỉm và tập cho con biết gọi khi muốn tiểu tiện/ đại tiện

Biết chọn thời điểm phù hợp

voi chieu doc nay me viet o thuy dien tap bo bim cho con thanh cong
Thời điểm thích hợp tập ngồi bô cho con là khi bé tròn 18 tháng. (Ảnh: Báo mới)

Thời điểm thích hợp là khi bé tròn 18 tháng vì đó là lúc các bé bắt đầu ý thức được việc "buồn tè, buồn đại tiện", có thể chủ động điều khiển việc tè/ đại tiện và có thể giữ nước tiểu lâu lâu một chút ở bàng quang. Trước đó nếu bé tự hứng thú với việc ngồi bô thì gia đình nên khuyến khích chứ không cần chờ đến 18 tháng. Còn nếu bé không hề hứng thú thì không nên xi, càng không nên ép bé.

Ngoài chuẩn bị bô, cần toàn tâm toàn ý dành thời gian cho con

Để tập bỏ bỉm cho con thành công, các mẹ cần chuẩn bị bô, quần lót và một điều quan trọng hơn cả là dành thật nhiều thời gian với con, dành toàn tâm toàn ý vào việc bỏ bỉm.

voi chieu doc nay me viet o thuy dien tap bo bim cho con thanh cong
Bắt đầu bằng việc đọc sách cho con về ngồi bô. (Ảnh: Today's Parent)

Bắt đầu bằng việc đọc sách cho con về ngồi bô, nếu thấy thoải mái thì khi bố mẹ tè hãy để cửa mở để con nếu muốn có thể ngó nghiêng. Sau đó là chọn một ngày bắt đầu phù hợp với lịch của con và gia đình. Con nên chỉ ở trong 1 môi trường khi bắt đầu tập bỏ bỉm. Không chọn lúc con ốm, không chọn lúc gia đình đi du lịch, không chọn thời điểm sinh hoạt gia đình có nhiều biến đổi. Và khi bắt đầu, hãy kiên nhẫn, dọn dẹp thảm, chiếu... để con có tè thì không tè vào những thứ đó. Thời gian cần để các bé bỏ bỉm là khác nhau, có bé chỉ vài ngày, có bé vài tuần, thậm chí là vài tháng. Nếu bố mẹ thấy mệt mỏi quá có thể tạm dừng và bắt đầu lại vào một thời gian thích hợp hơn. Trong quá trình chờ, vẫn tiếp tục đọc truyện về ngồi bô cho con và để cửa mở khi người lớn đi vệ sinh (nếu thấy thoải mái).

Khi tập thì bắt đầu bằng việc quan sát thói quen đại tiểu tiện của con và biểu hiện của con khi con muốn tiểu tiện, đại tiện. Nhẹ nhàng từ tốn dẫn con vào toilet khi phát hiện con đang tiểu tiện/đại tiện. Để con tự lau nhà nếu con tè ra nhà. Xong xuôi thì hướng dẫn con mặc quần, đổ bô, giật nước, rửa tay xà phòng, lau tay. Lần nào cũng vậy sẽ giúp tạo ra thói quen cho con.

Không khen con

voi chieu doc nay me viet o thuy dien tap bo bim cho con thanh cong
Đừng khen con mà hãy cố gắng coi việc tiểu tiện/đại tiện ở bô/toilet là một việc bình thường. (Ảnh: Telegraph)

Đừng khen con mà hãy cố gắng coi việc tiểu tiện/đại tiện ở bô/toilet là một việc bình thường. Đôi lúc nếu rất rất muốn thì cũng có thể khen con nhưng hãy miêu tả cả quá trình chứ đừng chỉ khen "con giỏi quá". Thay vào chỉ khen con giỏi có thể khen "Con nói với mẹ khi con muốn tè và mẹ con mình cùng vào toilet cho con ngồi bô để tè. Tè xong con tự mặc quần, đổ bô, giật nước, rửa tay, lau tay. Con thật giỏi! Cố gắng phát huy nhé". Dài dòng văn tự nhưng việc này giúp bé hiểu bé làm gì để khiến mẹ khen, và việc lặp đi lặp lại các câu trên cũng giúp bé nhớ nhanh hơn.

Hiểu về bỏ bỉm ban ngày và ban đêm

Bỏ bỉm ban ngày đã khác nhau giữa các bé về thời gian cần thiết thì bỏ bỉm ban đêm càng khác nhau hơn nữa. Vì tè đêm là do 1 loại hormon "điều khiển" quá trình tạo nước tiểu của bé khi ngủ. Hormon này được sản xuất ít hay nhiều là tùy sự phát triển não bộ của từng bé. Hạn chế uống nước trước khi ngủ một thời gian cũng có thể giúp bé không tè đêm nhưng vẫn chủ yếu do hormon. Khi bé tỉnh dậy ban đêm, hãy đặt bé ngồi vào bô. Một vài đêm đầu có thể bé sẽ tỉnh luôn và không chịu ngủ lại. Nhưng sau đó bé sẽ quen và thậm chí là vừa ngủ gà gật vừa tè.

voi chieu doc nay me viet o thuy dien tap bo bim cho con thanh cong Chuyện lạ ở Thụy Điển: Trẻ sơ sinh 1 tuần mới phải tắm 1 lần

Trong khi ở Việt Nam, mọi người quan niệm trẻ sơ sinh phải tắm hàng ngày mới “hay ăn chóng lớn”, thì ở Thụy Điển ...

voi chieu doc nay me viet o thuy dien tap bo bim cho con thanh cong Dạy trẻ biết đi vệ sinh như thế nào?

Đồng ý là các cô giáo bạo hành trẻ đáng bị phạt, nhưng rõ ràng khi bọn trẻ không có nhiều kĩ năng sống thì ...

chọn
Chuyên gia: Vàng tăng mạnh nhưng cũng không là gì so với đà tăng của giá bất động sản
TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết từ năm 1990 đến nay, giá vàng tại Việt Nam tăng khoảng 30 lần nhưng giá bất động sản đã tăng khoảng 100 – 400 lần.