'Khác bố mẹ Việt, bố mẹ Thụy Điển bình đẳng trong việc chăm con’

Chị Quỳnh Chi (hiện tại sinh sống tại Thụy Điển) chia sẻ về những khác biệt trong cách chăm con của bố mẹ Thụy Điển với bố mẹ Việt.
 

Năm 2010, chị Quỳnh Chi sang Thụy Điển theo học chương trình thạc sỹ Y tế công cộng tại trường Đại học Lund. Trong quá trình học tập tại đây chị quen chồng mình tại một bữa tiệc tất niên. Anh là người Thụy Điển nên đã giúp đỡ chị rất nhiều trong quá trình học tiếng Thụy Điển và làm quen với văn hóa đất nước này.

khac bo me viet bo me thuy dien binh dang trong viec cham con
Chị Quỳnh Chi và chồng người Thụy ĐIển.

Sau khi học xong 2 năm chương trình thạc sỹ, chị Quỳnh Chi học lớp tiếng Thụy Điển dành cho những người muốn theo học các chương trình ĐH bằng tiếng Thụy Điển hoặc những người muốn làm việc tại Thụy Điển (những công việc yêu cầu giao tiếp bằng tiếng Thụy Điển).

Hoàn thành khóa học tiếng trong vòng 5 tháng, chị Chi nộp hồ sơ xin học chương trình cử nhân điều dưỡng (y tá) và được nhận.

Vào học khóa mùa thu 2013 cũng là lúc chị Chi mang thai bé đầu được 3 tháng. Sau khi hoàn thành xong kì học đầu tiên, chị nghỉ thai sản 1 năm. Chị mang thai lần 2 khi đang học kì thứ 4 và sinh bé khi đang ở giữa kì học thứ 5. Hiện tại, sau khi hoàn thành kì học thứ 5 chị đang nghỉ thai sản, đến tháng 9 mới đi học lại và sẽ hoàn thành nốt kì học thứ 6, cũng là kì học cuối của chương trình cử nhân điều dưỡng (y tá). Cùng trò chuyện với chị Quỳnh Chi về những khó khăn khi vừa đi học vừa làm mẹ và những khác biệt trong cách nuôi dạy con của bố mẹ Thụy Điển với bố mẹ Việt.

khac bo me viet bo me thuy dien binh dang trong viec cham con
Chị đang theo học chương trình cử nhân điều dưỡng (y tá).

- Chào chị Quỳnh Chi, được biết chị hiện đang sinh sống và học tập tại Thụy Điển. Vừa làm mẹ vừa hoàn thành khóa học cử nhân điều dưỡng (y tá) chắc chắn chị gặp rất nhiều những khó khăn. Chị có thể chia sẻ với mọi người về những khó khăn của chị được không?

Cuộc sống của một sinh viên vừa đi học, vừa làm mẹ của 2 bé, 1 bé gần 3 tuổi và một bé mới sinh quả thực không dễ dàng. Khó khăn lớn nhất phải kể đến có lẽ là… thiếu ngủ. Có những hôm thức trắng đêm bế con, cho con bú rồi sáng hôm sau lại vẫn phải hoàn thành mọi công việc ở nhà cũng như ở trường.

Khó khăn thứ 2 có lẽ là ngôn ngữ. Mình sinh bé thứ 2 khi mới học được một nửa kì 5, là kì viết luận văn và hoàn thành môn học về nguyên nhân, triệu chứng, chăm sóc và điều trị các bệnh thường gặp bằng tiếng Thụy Điển, thứ tiếng mà mình mới chỉ sử dụng trong 5 năm. Có lẽ ai cũng biết ngành y là ngành “khó nhằn”. Các cụm từ đặc trung về bệnh, các kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân quả thật rất khó hiểu và khó nhớ. Nhiều cụm từ mình hỏi các bạn người bản xứ cùng khóa, họ cũng lắc đầu không hiểu.

- Chị làm thế nào để chu toàn mọi việc, từ chăm bé lớn, mang thai, đến đi học và làm việc?

Lần mang thai thứ 2 mình gặp nhiều biến cố về sức khỏe do mình bị tiểu đường. Mình lại nhận làm việc tại một phòng lab trước khi biết mình có bầu nên suốt thời gian hè mình phải đi làm. Sáng sáng đạp xe đưa bé lớn đi học xong là mình đạp xe đến chỗ làm ngay, cũng may là trường học của con nằm cùng trục đường đi làm. Làm việc cả ngày xong lại vội vã đạp xe đi siêu thị mua đồ ăn rồi đón con rồi nấu nướng. Đến khi chồng đi làm về mình mới được nghỉ ngơi. Đến tháng thứ 5 của thai kì, sức khỏe của mình ngày càng kém đi, mình không thể đạp xe hay đi bộ nhiều được nữa thì cũng may có em trai mình sang, vừa để học theo chương trình trao đổi sinh viên tại ĐH Lund, vừa để giúp mình.

Tuy nhiên việc nấu nướng vẫn do mình đảm nhận vì mình khá khó tính trong việc ăn uống. Thông thường mình chỉ có thời gian nấu 1 lần trong ngày, lúc đó là vừa nấu bữa tối, vừa nấu đồ ăn để hôm sau mang đi làm hay đi học. Tủ đá cũng là một phương tiện hỗ trợ quan trọng vì mình có thể nấu dư ra, để trữ đông, dùng dần trong những hôm nhỡ nhàng. Mình cũng có các món ruốc bỏ tủ lạnh (ruốc cá hồi và ruốc thịt lợn) để nhiều lúc ăn tạm với bánh mỳ hoặc cơm “chống đói”. Trong tủ lạnh lúc nào cũng có sẵn một số loại rau có thể ăn sống được như dưa chuột, cà rốt, các loại rau sống, ớt chuông, đậu Hà Lan và hoa quả.

khac bo me viet bo me thuy dien binh dang trong viec cham con
Dù bận rộn, nhưng việc nấu nướng vẫn do một mình chị đảm nhận. Trong ảnh là món canh khoai sọ nấu củ dền và đậu phụ mà chị Quỳnh Chi chuẩn bị cho bé Tim.

Để giúp mình việc nhà và chăm con thì chồng mình cũng nghỉ thai sản 3 tháng, bắt đầu từ tháng 11 – tháng mà mình dự sinh bé thứ 2. Ở Thụy Điển, tổng thời gian nghỉ thai sản là 480 ngày, chia đều cho cả bố và mẹ, mỗi người 240 ngày. Khi mình mang thai thì những việc như giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa thường do anh đảm nhận để mình có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Ngoài ra phải kể đến trợ thủ đắc lực là Tim nữa, Tim rất thích được giúp mẹ nấu ăn.

khac bo me viet bo me thuy dien binh dang trong viec cham con
Chị Quỳnh Chi thừa nhận mình may mắn có được một người chồng luôn sẵn sàng giúp đỡ trong mọi việc, đặc biệt là chăm con.
khac bo me viet bo me thuy dien binh dang trong viec cham con
Ngoài ra, bé Tim - bé đầu nhà chị cũng là trợ thủ đắc lực, rất thích phụ giúp mẹ làm bếp.

- Được biết 4 ngày sau sinh chị đã làm việc bình thường và “khỏe như voi”. Quá trình kiêng cữ sau sinh của chị chắc chắn khác với những mẹ khác ở Việt Nam, xin chị chia sẻ thêm về điều này?

Mình sinh thường. Ca sinh lần này thuận lợi hơn dù kéo dài 11 tiếng kể từ khi có dấu hiệu vỡ ối (so với sinh bé đầu là 42 tiếng). Sau sinh mình không kiêng gì cả ngoại trừ việc hạn chế bê vác vật nặng hơn chính cân nặng của bé mới sinh.

Khác với Việt Nam, nhân viên y tế ở Thụy Điển khuyến khích sản phụ tắm gội ngay khi thấy cơ thể khỏe khoắn. Ăn uống cũng không kiêng khem gì cả. Trong thời gian mình còn ở viện, mình ăn đồ ăn bệnh viện nấu. Đồ ăn đa dạng, có các món chay, mặn cũng như nhiều món mà ở Việt Nam đa số sản phụ đều phải kiêng như cá, thịt nguội, bánh ngọt, pasta, rau sống… Trước khi ra viện, y tá có nhắc mình nhớ 4 chữ “ăn uống, tắm gội, vận động và ngủ”. Vì cũng học ngành y nên mình hiểu và không hề nghi ngờ gì 4 chữ vàng này. Nó là các nhu cầu tối thiểu của con người để nhanh chóng hồi phục sức khỏe cũng như duy trì sức khỏe ổn định. Trẻ sơ sinh cũng được khuyến khích cho ra ngoài hàng ngày để con được hít thở không khí ngoài trời.

khac bo me viet bo me thuy dien binh dang trong viec cham con
Trẻ nhỏ ở Thụy Điển được khuyến khích cho ra ngoài hàng ngày chơi và hít thở không khí trong lành.
khac bo me viet bo me thuy dien binh dang trong viec cham con
Ở Thụy Điển, cả bố và mẹ đều có trách nghiệm ngang nhau trong việc chăm con.

- Là người được tiếp xúc với cả phương pháp chăm con của người nước ngoài. Theo chị cách chăm con của họ có khác gì nhiều so với cách chăm con của các ông bố, bà mẹ Việt?

Có lẽ cái khác lớn nhất là họ khá bình đẳng trong việc chăm con: cả bố và mẹ đều có trách nghiệm ngang nhau trong việc chăm con. Có mỗi việc cho con bú là bố không làm được, còn lại ru con ngủ, thay bỉm, tắm rửa... bố đều có thể làm được.

Họ cũng không đọc nhiều sách về chăm con mà là dựa theo nhu cầu của con, quan sát dấu hiệu khi con có hứng thú khám phá điều gì đó mới mẻ để tạo môi trường cho con và tôn trọng “mỗi bé mỗi khác”, rất ít khi so sánh các bé với nhau.

Bố mẹ Thụy Điển rất chú trọng việc đọc sách cho con và khuyến khích các con gần gũi với thiên nhiên. Các bé vào rừng đi dạo với bố mẹ hay lăn lê bò toài người ngợm lấm lê bùn đất là chuyện rất bình thường. Bố mẹ cũng không quá chú trọng về giới tính trong việc chọn quần áo hay các hoạt động cho con. Bé trai cũng được đi giày hồng, để tóc dài, chơi các trò nấu ăn, chăm búp bê. Bé gái cũng được chơi ô tô, làm siêu nhân, đá bóng.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.