VSSA: Giá đường thế giới đang có xu hướng tăng

Đồng USD yếu do Chính phủ Mỹ đang nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế đang bị suy yếu bởi dịch Covid- 19 cùng với tình trạng tăng mua khống của các quĩ đầu cơ là nguyên nhân khiến giá đường thế giới tăng trong nửa đầu tháng 8.

Báo cáo sản xuất mía đường kì 1 tháng 8/2020 của Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết theo thông tin từ tổ chức ISO, trong nửa đầu tháng 8/2020 chỉ số giá đường thô và đường trắng có xu hướng tăng mặc dù nguồn cung vẫn dồi dào từ Brazil. 

Các nhà phân tích thị trường sơ bộ đánh giá đồng USD yếu (do các nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế đang bị suy yếu bởi dịch Covid- 19 của Chính phủ Mỹ) cùng với tình trạng tăng mua khống của các quĩ đầu cơ là nguyên nhân của xu hướng này.

VSSA: Giá đường thế giới đang trong xu hướng tăng - Ảnh 1.

Diễn biến xu hướng giá đường trên thị trường thế giới trong nửa đầu tháng 8/2020. Nguồn: VSSA.

Tại thị trường trong nước, trong nửa đầu tháng 8/2020 đường nhập khẩu tiếp tục tràn ngập và hoàn toàn làm chủ thị trường. 

Các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu tiếp tục cạnh tranh hỗn loạn với nhau và giữ giá thị trường ở mức thấp. 

Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường (chất lượng và cỡ hạt) giá (có VAT, đồng/kg) dao động ở mức 11.400 - 12.800 đồng/kg.

VSSA: Giá đường thế giới đang trong xu hướng tăng - Ảnh 2.

Giá đường tại thị trường trong nước nửa đầu tháng 8/2020. Nguồn: VSSA.

Mặc dù vậy, đường sản xuất từ mía hầu như không tiêu thụ được, vì mức giá đường nhập khẩu trên thị trường thấp hơn giá thành sản xuất của các nhà máy. 

Bên cạnh đó, nhập khẩu đường và chất tạo ngọt đang được tiếp tục nhập về ồ ạt. Nguồn cung đường đang dư thừa và tiếp tục cạnh tranh khiến giá đường trên thị trường tiếp tục ở mức thấp.

Theo VSSA giá đường trên thị trường quốc tế đang tăng, nên giá đường nhập khẩu bán trên thị trường bắt đầu tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn giá đường sản xuất từ mía khiến đường sản xuất từ mía hầu như tiếp tục không tiêu thụ được. 

Vụ mía đã kết thúc, các loại đường có nguồn gốc nước ngoài vẫn tiếp tục thâm nhập thị trường, đường sản xuất từ mía trong nước vẫn tiêu thụ kém và tồn kho. 

Như vậy các nguồn cung vẫn dồi dào, do đó không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 8/2020 và các tháng tới tại thị trường trong nước. 

Bộ công thương cũng đã công bố dự thảo Hướng dẫn về đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2020, cho Lượng đường (mã HS 1701) nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2020 là 103.600 tấn. 

Do đó sẽ có thêm nguồn cung đường trong thời gian sắp đến trong hoàn cảnh tái bùng phát dịch Covid-19 khiến nhu cầu đường giảm. 

"Các loại đường có nguồn gốc nước ngoài sẽ tiếp tục chiếm vai trò chủ đạo trên thị trường, nên xu hướng giá sẽ vẫn ở mức thấp dưới mức giá thành sản xuất của đường sản xuất từ mía trong nước, dẫn đến khó khăn ngày càng tăng cho các doanh nghiệp mía đường và nông dân trồng mía trong hoàn cảnh chuẩn bị cho công tác vào vụ ép mía 2020/21", VSSA dự báo.

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.