Báo cáo sản xuất mía đường nửa đầu tháng 10 của Hiệp hội mía đường Việt nam (VSSA) cho biết theo thông tin từ tổ chức ISO, chỉ số giá giao dịch hàng hóa đường thô và đường trắng tiếp tục xu hướng tăng theo xu hướng tăng từ nửa cuối tháng 9.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng giá dầu tăng và đồng nội tệ Brazil cũng tăng cùng với việc tăng mua khống của các quĩ đầu cơ (có liên quan đến hiện tượng chần chừ lưỡng lự của chính phủ Ấn Độ trong việc công bố các biện pháp liên quan đến chương trình trợ giá xuất khẩu đường) đã hỗ trợ cho giá đường.
Tại thị trường trong nước, trong nửa đầu tháng 10/2020 đường nhập khẩu tiếp tục thâm nhập thị trường, nhưng dưới tác động của Quyết định số 2466/QĐ-BCT ngày 21/9/2020 về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía xuất xứ từ Thái Lan, hiện tượng bán phá giá để dành thị phần đã chấm dứt và đường sản xuất từ mía trong nước đã tiêu thụ được.
Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường (chất lượng và cỡ hạt) giá (có VAT, đ/kg) dao động ở mức như sau:
Theo VSS, nhập khẩu đường và chất tạo ngọt đang được tiếp tục nhập khẩu, do các đơn hàng đã chốt từ trước. Nguồn cung đường đang đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường, tuy nhiên hiện tượng phá giá đã chấm dứt và giá đường đang bắt đầu thiết lập mặt bằng giá mới.
Vụ mía 2020-2021 đang trong giai đoạn chuẩn bị vào vụ và dự kiến sẽ vào vụ chậm hơn vụ trước do tình hình không có lũ về tại đồng bằng sông Cửu Long và lượng mưa vẫn lớn tại khu vực trung và bắc bộ, khả năng vào vụ vào thời điểm cuối tháng 11 đầu tháng 12.
Tuy nhiên lượng đường nhập khẩu đã chốt mua sẽ về trong tháng 10 cùng với lượng đường nhập khẩu 103.000 tấn theo hạn ngạch WTO 2020 dự kiến sẽ triển khai đấu thầu và về trong tháng 11 và 12 sẽ bảo đảm nguồn cung đường cho đến khi có đường vụ mới.
Như vậy các nguồn cung vẫn dồi dào, do đó không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 10/2020 và các tháng tới tại thị trường trong nước.