Vụ 18.000 chai tương ớt Chin-su bị thu hồi: Tại sao Nhật không cho dùng axit benzoic còn Việt Nam vẫn dùng?

Thông tin lô tương ớt Chin-su bị thu hồi tại Nhật Bản, do có chất phụ gia axit benzoic cấm lưu hành tại Nhật, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Để làm rõ thêm việc kiểm soát phụ gia, chất bảo quản trong chế biến thực phẩm, Thanh Niên đã phỏng vấn bà Trần Việt Nga, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế.

- Xin bà cho biết về phụ gia axit benzoic? Chất này có được sử dụng trong chế biến thực phẩm tại Việt Nam không?

Cho đến thời điểm này Cục An toàn thực phẩm (ATTP) chưa nhận được thông tin chính thức của cơ quan quản lí về ATTP của Nhật Bản cũng như từ Mạng lưới Cơ quan ATTP quốc tế (INFOSAN) về việc sản phẩm tương ớt Chin-su bị thu hồi tại Nhật Bản cũng như nguyên nhân bị thu hồi. 

Tuy nhiên, qua kênh thông tin phản ánh từ các cơ quan báo chí, nguyên nhân thu hồi do sản phẩm đó có chất bảo quản là axit benzoic.

Tùy thuộc vào mỗi quốc gia, việc quy định sử dụng phụ gia thực phẩm cũng sẽ khác nhau, trên cơ sở thói quen sử dụng sản phẩm, công nghệ sản xuất. Do đó, không loại trừ việc một chất được chấp nhận tại quốc gia này nhưng không chấp nhận ở quốc gia khác

Axit benzoic là phụ gia thực phẩm (chống nấm mốc) được Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) cho phép sử dụng mà VN và Nhật Bản đều là thành viên của Codex. Hiện có 186 nước như Mỹ, Úc, Cananda… dùng theo tiêu chuẩn chung của Codex.

Hiện có 186 nước như Mỹ, Úc, Cananda… dùng theo tiêu chuẩn chung của Codex.

Tại Việt Nam, phụ gia thực phẩm axit benzoic cũng được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm khác nhau và Thông tư 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 về quản lí phụ gia thực phẩm, hàm lượng axit benzoic được sử dụng với hàm lượng tối đa 1 gr/kg sản phẩm tương ớt.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi quốc gia, việc qui định sử dụng phụ gia thực phẩm cũng sẽ khác nhau, trên cơ sở thói quen sử dụng sản phẩm, công nghệ sản xuất.

Do đó, không loại trừ việc một chất được chấp nhận tại quốc gia này nhưng không chấp nhận ở quốc gia khác; và ngay cả khi cùng cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm nhưng tại mỗi nước có thể qui định khác nhau về hàm lượng sử dụng hoặc đối tượng sử dụng. Do đó, khi cơ quan quản lí thực phẩm quyết định thu hồi thì có thể do việc sử dụng chất đó không phù hợp tại quốc gia đó.

- Với việc một phụ gia thực phẩm bị cấm tại Nhật Bản trong khi Việt Nam vẫn chấp nhận, khiến người tiêu dùng lo ngại cơ quan quản lí về ATTP của Việt Nam đang dễ dàng chấp nhận cho lưu hành sản phẩm có chất lượng kém hơn, sử dụng phụ gia dễ dàng hơn so với sản phẩm xuất khẩu?

Vụ 18.000 chai tương ớt Chin-su bị thu hồi: Tại sao Nhật không cho dùng axit benzoic còn Việt Nam vẫn dùng? - Ảnh 2.

Bà Trần Việt Nga. (Ảnh: Thúy Anh)

Chúng ta nên hiểu đúng về vấn đề này. Trong nước đã có các qui định về sử dụng phụ gia thực phẩm của Việt Nam được qui định tại Thông tư 27 và Thông tư 08 của Bộ Y tế ban hành về qui định sử dụng phụ gia thực phẩm.

Theo đó, tại Việt Nam, axit benzoic được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, bao gồm cả sản phẩm tương ớt, hàm lượng: 1 gr axit benzoic/1 kg sản phẩm.

Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) thống nhất lấy tiêu chuẩn Codex để tham chiếu khi có các tranh chấp về thương mại đối với thực phẩm. Mỗi chất khi được Codex quyết định đưa vào sử dụng hay không chấp nhận sử dụng trong chế biến thực phẩm đều được căn cứ trên các nghiên cứu chặt chẽ. Các nước thành viên Codex sẽ tham chiếu các tiêu chuẩn để đưa ra qui định phù hợp cho quốc gia mình.

Một số quốc gia có qui định riêng dựa trên các nghiên cứu về mức tiêu thụ thực phẩm, thói quen sử dụng thực phẩm của nước họ. Vì vậy, khi Nhật Bản hoặc quốc gia nào khác không cho phép sử dụng phụ gia đó tại thị trường của họ nhưng Việt Nam vẫn chấp nhận sử dụng thì không có nghĩa sản phẩm trong nước không an toàn hay được chấp nhận dễ dàng, mà vấn đề là qui định cụ thể về phụ gia thực phẩm được đưa ra căn cứ theo mức độ sử dụng sản phẩm thực phẩm của mỗi nước.

>> Xem thêm: Masan lên tiếng về 18.000 chai tương ớt Chin-su vừa bị thu hồi tại Nhật

>> Xem thêm: Tương ớt Chin-su: Chuyện chấn động ai sẽ trả lời?

- Qua sự việc lô tương ớt Chin-su 18.000 chai bị thu hồi tại Nhật Bản, bà có lưu ý gì với các nhà sản xuất trong việc sử dụng phụ gia thực phẩm? Cơ quan quản lí trong nước có giám sát chất lượng các sản phẩm xuất khẩu không?

Masan Consumer nói không bán tương ớt trực tiếp cho đối tác ở Nhật Hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su bị thu hồi tại Nhật Bản

Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm cần lưu ý khi chế biến thực phẩm cần tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về ATTP, trong đó có qui định về sử dụng phụ gia thực phẩm như: sử dụng đúng hàm lượng, đúng đối tượng thực phẩm và đảm bảo độ tinh khiết theo qui định. 

Và các công ti nhập - xuất khẩu mặt hàng thực phẩm thì cần tìm hiểu rất kĩ các qui định về ATTP tại mỗi nước vì có thể sản phẩm đủ điều kiện với quốc gia này nhưng không đáp ứng yêu cầu với quốc gia khác, cũng như ghi nhãn mác cần tuân thủ nghiêm ngặt khi vào các thị trường xuất khẩu mới.

Theo qui định tại điều 41 luật ATTP về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu: đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam và phù hợp với qui định về ATTP của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau. 

Vì thế, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu nếu có yêu cầu của nước nhập khẩu về giấy chứng nhận của cơ quan quản lí về ATTP của Việt Nam thì cơ quan quản lí, bộ ngành liên quan sẽ xem xét và cấp giấy chứng nhận.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.