Vụ cháy trường mầm non, người dân trèo mái tôn sơ tán trẻ: Tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy trong trường mầm non được quy định ra sao?

Theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP, không phải nhà trẻ, trường mẫu giáo cũng bắt buộc phải xin giấy phép về phòng cháy chữa cháy mà quy định này chỉ áp dụng với một số trường hợp.

Theo thông tin từ Phòng GD&ĐT Hà Đông (Hà Nội), ngày 13/5 tại cơ sở mầm non Gấu Trúc có xảy ra hiện tượng chập ổ điện máy bơm tại tầng 1 gây cháy. Tại thời điểm đó, cơ sở có 27 học sinh, 4 giáo viên, 1 cô nuôi, 1 chủ nhóm trẻ.

Khi phát hiện có mùi khét, chủ nhóm trẻ đã kịp thời phát hiện nguyên nhân, ngắt cầu dao điện, mở cửa để gọi sự hỗ trợ hỗ trợ từ phía người dân xung quanh.

Do đã được tập huấn kĩ về kĩ năng phòng cháy chữa cháy từ trước, các cô giáo đã bình tĩnh xử lí đám cháy bằng bình bột chữa cháy tại cơ sở.

Đồng thời, các cô và người dân đưa các cháu học sinh ở tầng 2 ra ngoài an toàn. Đám cháy nhỏ xảy ra ở phạm vi khoảng 2m2 đã được xử lý kịp thời.

Khi xe chữa cháy chuyên dụng tới nơi, đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn. Hiện, các em học sinh đã được các bậc phụ huynh đón về nhà.

Cũng theo lãnh đạo Phòng Giáo dục Hà Đông, cơ sở mầm non Gấu Trúc có đầy đủ hồ sơ quản lý về Phòng cháy chữa cháy, phương án phòng cháy. Chủ nhóm trẻ và các giáo viên được tập huấn và cấp chứng chỉ về Phòng cháy chữa cháy.

Vậy, theo quy định của pháp luật thì điều kiện về PCCC đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo như thế nào?

Vụ cháy trường mầm non, người dân trèo mái tôn sơ tán trẻ: Tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy trong trường mầm non được quy định ra sao? - Ảnh 1.

Người dân cùng phụ huynh đã bắc thang, trèo lên mái tôn nhà bên cạnh để đưa học sinh ra khỏi đám cháy an toàn. (Ảnh: VNExpress).

Theo quy định tại Điều lệ nhà trẻ, trường mẫu giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các công trình của trường khi xây dựng phải:

– Đảm bảo đúng quy cách về tiêu chuẩn thiết kế và các quy định về vệ sinh trường học hiện hành.

– Việc bố trí công trình cần đảm bảo 3 tiêu chí:

+ Độc lập giữa khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với khối phục vụ

+ Đảm bảo an toàn và yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi

+ Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố và hệ thống phòng cháy chữa cháy

Tuy nhiên, không phải nhà trẻ, trường mẫu giáo bắt buộc phải xin giấy phép về phòng cháy chữa cháy mà quy định này chỉ áp dụng với một số trường hợp.

Đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo đặt tại toà nhà chung cư

Các tòa nhà chung cư thường phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hệ thống phòng cháy chữa cháy và phải được thẩm duyệt trước khi đưa vào sử dụng.

Nhà trẻ, trường mẫu giáo đặt tại tòa nhà chung cư sẽ có những điểm thuận lợi hơn so với các địa điểm khác bởi lẽ Hệ thống phòng cháy chữa cháy của tòa nhà đã khá đầy đủ và phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều mà các chủ trường nhà trẻ, trường mẫu giáo nên quan tâm là sự đấu nối giữa hệ thống phòng cháy chữa cháy chung của tòa nhà và hệ thống phòng cháy chữa cháy của nhà trẻ, trường mẫu giáo.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy của nhà trẻ, trường mẫu giáo phải được đảm bảo phù hợp trong hệ thống phòng cháy chữa cháy chung của toà nhà.

Khi xin giấy phép thành lập, nhà trường chú ý liên hệ với chủ đầu tư hoặc bộ phận Ban quản lý toà nhà để xin các giấy tờ về việc đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật đối với nhà chung cư.

Nhà trẻ, trường mẫu giáo đặt tại nhà riêng lẻ hoặc các toà nhà thấp tầng

Theo quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, có quy định, đối với các nhà trẻ, trường mẫu giáo đặt tại nhà riêng lẻ, hoặc các trong các toà nhà dưới năm tầng và có dưới 100 cháu thì không phải xin giấy phép về phòng cháy chữa cháy nhưng vẫn thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Phụ lục 1 Nghị định 79/2014/NĐ-CP.

Theo đó, nhà trẻ, trường mẫu giáo phải đảm bảo có đầy đủ các thiết bị về phòng cháy chữa cháy, các tiêu lệnh, nội quy hướng dẫn phục vụ cho công tác phòng cháy và chữa cháy của trường.

Nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

- Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.

- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

- Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

- Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định 79/2014/NĐ-CP.

- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

- Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP.

Để thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy, cần nộp hồ sơ lên Cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy.

Hồ sơ thẩm duyệt bao gồm:

- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo)

- Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền

- Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình

- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy

Trên đây là ý kiến tư vấn về câu hỏi đặt ra từ một tình huống. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin được cung cấp.

Những tư vấn chỉ có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến độc giả chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, rất mong nhận được ý kiến phản hồi của độc giả gửi tới: hoidapphapluatvnm@gmail.com.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.