Vụ đại sứ bị bắn chết trong vòng xoáy quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ

Vụ ám sát đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, được cho là nhằm làm phương hại quan hệ hai nước, không phải sự kiện đầu tiên trong quan hệ có nhiều nốt thăng trầm của Moscow - Ankara nhiều năm qua. 
vu dai su bi ban chet trong vong xoay quan he nga tho nhi ky Mô phỏng vụ ám sát đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ
vu dai su bi ban chet trong vong xoay quan he nga tho nhi ky Đại sứ Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ bị ám sát, Putin lên án hành động khiêu khích hèn hạ

Vụ Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov bị sát hại hôm 19/12 là sự kiện mới nhất trong chuỗi sự cố đẩy quan hệ hai nước vào vòng căng thẳng. Mâu thuẫn giữa Ankara và Moscow tồn tại từ lâu với các cuộc chiến kéo dài qua nhiều thế kỷ và từng ở hai phe đối đầu trong Chiến tranh Lạnh, theo ABC.

Thời gian gần đây, mối quan hệ này được thử thách bằng cuộc chiến ở Syria mà cụ thể hơn là vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga. Ankara ủng hộ phe đối lập ở Syria, trong khi Moscow chính thức can dự vào Syria nhằm giúp chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.

Từng bên bờ vực khủng hoảng

vu dai su bi ban chet trong vong xoay quan he nga tho nhi ky
Quan hệ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ và Nga xấu đi sau vụ bắn rơi máy bay Su-24 - Ảnh: Reuters

Cuối tháng 11/2015, hai máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ tiêm kích Su-24 của Nga. Phía Ankara cáo buộc xâm phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ gần biên giới Syria, song Moscow bác bỏ. Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi vụ việc là hành động “đâm sau lưng" và sẽ gây “hậu quả nghiêm trọng" cho mối quan hệ giữa hai nước.

"Vụ việc đi ngược lại cuộc chiến chống khủng bố thông thường. Binh lính chúng tôi đang chiến đấu anh dũng chống lại những kẻ khủng bố, mạo hiểm cả cuộc sống của họ. Hành động này (của Thổ Nhĩ Kỳ) như một cú đâm lén từ phía sau bởi những kẻ đồng lõa với khủng bố. Tôi không thể gọi sự việc này bằng bất kỳ cách nào khác", ông Putin nói vào thời điểm đó.

Ngay sau vụ việc, Nga tung đòn trả đũa bằng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ "nhằm đảm bảo an ninh quốc gia và vì công dân Nga". Các biện pháp bao gồm lệnh cấm các chuyến bay giữa hai nước và cấm doanh nghiệp Nga thuê công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Các hạn chế đối với hàng nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ cũng được áp đặt.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho rằng sự trả đũa kinh tế từ phía Nga là "cảm tính và "không thích hợp".

"Chúng tôi rất chân thành khuyên Nga không nên đùa với lửa”, ông Erdogan nói. "Chúng tôi thật sự coi trọng mối quan hệ với Nga. Chúng tôi không muốn mối quan hệ này bị tổn hại dưới bất kỳ cách nào”.

Cuộc chiến ngôn từ giữa Moscow và Ankara sau đó nối tiếp bằng những cáo buộc từ Nga rằng Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu lậu của phiến quân Nhà nước Hồi giáo IS.

Đối tác lớn trong thương mại

vu dai su bi ban chet trong vong xoay quan he nga tho nhi ky
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters

Vụ bắn rơi máy bay Nga và các biện pháp trả đũa từ phía Moscow đánh dấu mối quan hệ Nga – Thổ ở mức thấp nhất giữa hai đối tác lớn trong thương mại.

"Thổ Nhĩ Kỳ cần khí đốt của Nga và Nga cần sản phẩm của Thổ Nhĩ Kỳ, các bãi biển và thời tiết ấm áp hơn. Có sự bổ sung hoàn hảo giữa hai nước", Bulent Gultekin, giáo sư tài chính tại Đại học Pennsylvania, nhận xét.

Kim ngạch thương mại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đạt đỉnh vào khoảng 38 tỷ USD trong năm 2008 và ở khoảng 24 tỷ USD trước vụ bắn rơi máy bay. Năng lượng là trọng tâm trong thương mại giữa hai nước khi 60% lượng khí đốt tự nhiên của Thổ Nhĩ Kỳ được nhập từ Nga.

Nhưng vào đầu năm 2016 (sau vụ máy bay) thương mại giữa hai nước đã giảm mạnh.

Nhận ra điều này, hai bên nhanh chóng tìm cách chấm dứt các hoạt động làm tổn hại nền kinh tế. Ông Erdogan "bày tỏ sự hối tiếc" về sự cố trong khi ông Putin cũng ra lệnh dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ.

Đối đầu lợi ích ở Syria

Trong khi các liên kết kinh tế dần hồi phục, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn xung đột về phương pháp tiếp cận về các vấn đề quốc tế.

Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu là một thành viên của NATO, liên minh phương Tây và là đối thủ của Nga. Nhưng sự khác biệt rõ rệt nhất thể hiện xung quanh cuộc chiến ở Syria khi Ankara ủng hộ quân nổi dậy, còn Moscow lại đứng về phe chính phủ của Tổng thống Syria Assad.

Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã giúp tạo ra Quân đội Syria Tự do, từng được xem là nhóm nổi dậy chính chiến đấu chống lực lượng chính phủ ở Syria. Trong khi đó, Moscow chính thức can dự thực địa tại Syria sau khi nhận lời yêu cầu từ chính phủ Syria hồi tháng 9 năm ngoái. Sự góp sức của Nga được cho là lý do dẫn tới những chiến thắng nhanh chóng gần đây của quân đội Assad.

Việc chính phủ Syria giành lại quyền kiểm soát thành phố Aleppo, nơi từng là thành trì của phe nổi dậy, một lần nữa thể hiện rõ rạn nứt giữa Ankara-Moscow.

Nga và lực lượng của Tổng thống Syria Assad coi cuộc chiến ở Aleppo là chống khủng bố, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục ủng hộ phiến quân và làm trung gian cho một thỏa thuận nhằm cho phép quân nổi dậy và dân thường di tản an toàn.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng chiến đấu riêng với nhóm người Kurd mà Ankara gán mác khủng bố. Điều này càng khiến tình hình tại Syria thêm phức tạp. Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd diễn ra trong nhiều thập kỷ qua khi Ankara luôn lo ngại nhóm nổi dậy sẽ thiết lập một nhà nước tự trị phía đông nam.

Đại sứ Nga bị ám sát: xung đột mới liệu có xảy ra?

vu dai su bi ban chet trong vong xoay quan he nga tho nhi ky
Kẻ tấn công đứng sau lưng khi đại sứ Nga đang có bài phát biểu. Ảnh: AP

Khi các cuộc đàm phán về vấn đề Syria tiếp tục bàn về việc quân đội của ông Assad giành lại thành phố Aleppo, Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông Andrei Karlov, bị bắn chết tại một phòng trưng bày nghệ thuật ở thủ đô Ankara. Tay súng được cho là đã hét lên "Đừng quên Aleppo” khi tấn công nhà ngoại giao Nga.

Vụ việc mới nhất một lần nữa cho thấy sự mong manh trong mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nói sẽ không cho phép vụ tấn công phủ bóng đen lên quan hệ với Moscow. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết ông đã nói chuyện với ông Putin và nhất trí tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố.

"Đây là một sự khiêu khích nhằm gây hại cho quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Nhưng cả hai chính quyền quyết tâm không để bị ảnh hưởng bởi sự khiêu khích này ", ông Erdogan phát biểu trên truyền hình.

Còn lãnh đạo Nga Putin nói vụ tấn công là một nỗ lực "để cản trở tiến trình hòa bình ở Syria mà Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đang nỗ lực thúc đẩy".

Câu hỏi được nhiều người đặt ra hiện nay là liệu vụ việc có dẫn tới xung đột mới giữa Nga – Thổ?

Theo NY Times, điều này ít có khả năng xảy ra. Cho tới nay, cả hai nước đang phối hợp để điều khiển tình hình và phát đi tín hiệu hợp tác. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ đưa ra giải thích tương đồng khi tập trung vào kẻ thù chung, thay vì đổ lỗi lẫn nhau về vụ việc.

Aaron Stein, chuyên gia người Thổ Nhĩ Kỳ tại Hội đồng Đại Tây Dương, nhận định: “Thổ Nhĩ Kỳ cần Nga để thúc đẩy lợi ích chiến tranh của họ. Nga cần Thổ Nhĩ Kỳ để giành chiến thắng ở Syria. Cả hai bên đều có động cơ để cư xử như những người trưởng thành”.

Một cuộc khủng hoảng sau vụ ám sát đại sứ Nga có thể gây nguy hiểm cho lợi ích của hai nước ở Syria, hoặc tệ hơn là lặp lại những căng thẳng từng gây bất ổn trong quan hệ hai nước hồi cuối năm ngoái. Vì vậy, hai nước đang hợp tác để tránh đi theo vết xe đổ.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.