Vụ học sinh viết tâm thư phản đối học thêm: 'Nên xem xét đa chiều'

Sự việc một nhóm học sinh cấp 3 ở Quảng Nam gửi tâm thư phản đối học thêm đã khiến nhiều người bất ngờ.
hoc sinh viet tam thu phan doi hoc them niem tin vao thay co dang bi lung lay Dự thảo nhận trông trẻ từ 3 tháng tuổi: Có cần thêm Luật GD Mầm non?
hoc sinh viet tam thu phan doi hoc them niem tin vao thay co dang bi lung lay Hải Dương: Mua sách tham khảo để đánh giá thi đua của trường, Phòng GD&ĐT nhận sai
hoc sinh viet tam thu phan doi hoc them niem tin vao thay co dang bi lung lay Dự thảo cho phép trẻ 3 tháng tuổi được 'đi lớp': Liệu có trả đủ lương cho giáo viên?
hoc sinh viet tam thu phan doi hoc them niem tin vao thay co dang bi lung lay Thái Bình: Làm rõ 'lỗi sai' trong đề kiểm tra học kì môn Ngữ văn lớp 8

Tâm thư dồn nén bao bức xúc

Những ngày gần đây, dư luận đang rất quan tâm trước việc một nhóm học sinh trường THPT Núi Thành (Quảng Nam) đã đăng tải bức tâm thư lên mạng xã hội để nói lên bức xúc của mình khi bị thầy cô trong trường “ép buộc” học thêm. Trong đó đã kể lại sự “hù dọa” của thầy cô giáo và các “lợi ích” có được nếu đi học thêm của các em học sinh miền biển.

hoc sinh viet tam thu phan doi hoc them niem tin vao thay co dang bi lung lay
Thầy giáo Hiệu trưởng Trường THPT Núi Thành nói chuyện với học sinh về vấn đề dạy thêm, học thêm. Ảnh: Tuổi trẻ.

Tâm thư có đoạn viết: "Đầu năm học chúng em đã bị hù dọa đủ các kiểu để đăng ký học thêm như có giáo viên bắt học sinh ai đi học thêm giơ tay ngay trong giờ học chính. Đi học thêm thầy cô sẽ giải hoặc gợi ý những bài sẽ cho ra đề kiểm tra. Không đi học thêm thầy cô chèn ép. Có trường hợp không học thêm thì không bao giờ được học sinh giỏi.

Thưa thầy cô, trường mình có nhiều bạn gia đình rất khó khăn. Nhiều bạn có cha, mẹ làm nghề biển lênh đênh trên biển hàng tháng trời. Những ngày biển động như mưa bão vừa qua, các bạn phải cùng mẹ, chị ngóng trong thắc thỏm đợi người thân từ biển trở về. Số tiền 300.000 - 500.000 đồng học thêm với những bạn đó là cả một khoản lớn không dễ kiếm. Nhiều bạn phải bỏ học đi học nghề, đi phụ quán kiếm tiền...".

Theo thầy giáo Tôn Sỹ Dũng - Giáo viên Trường THCS Võ Xán (Tây Sơn, Bình Định) cho rằng, dạy thêm học thêm nên nhìn nhận trên hai mặt: Xuất phát từ nhu cầu thực sự của học sinh, các em cần trang bị thêm những kiến thức mà trong chính khóa, áp lực về thời gian mà thầy cô không thể chuyển tải hết được.

Hai là ép buộc người học bằng nhiều cách khác nhau như những gì phản ánh trong bức thư của học sinh ở Quảng Nam là điều cần phải lên án. Cần có chế tài xử lý vì đã làm hoen ố hình ảnh người thầy đối với xã hội.

Các em học sinh vẫn có quyền lựa chọn

Còn theo thầy giáo Trịnh Văn Quỳnh, giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định) thì quan điểm, mọi việc cần được nhìn nhận thận trọng và xem xét vấn đề một cách đa chiều.

hoc sinh viet tam thu phan doi hoc them niem tin vao thay co dang bi lung lay
Thầy giáo Trịnh Văn Quỳnh, giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định). Ảnh: NVCC.

"Lời khuyên mà tôi muốn gửi tới các em học sinh rằng, đâu đó vẫn có những hiện tượng giáo viên ép học sinh học trên lớp của mình đến lớp học thêm, nhưng là một học sinh các em có quyền quyết định học hay không học.

Các em có thể hoàn toàn tự học thông qua sách vở tự khám phá kiến thức. Học sinh trước tiên phải chủ động tự tin trong việc học như thế mới tiến bộ thực sự.

Các giáo viên cũng không muốn dạy những học sinh không thực sự có hứng thú với việc học thêm. Nếu các em thực sự có bản lĩnh thì hãy luôn mạnh dạn làm những việc mình đúng.

Nhiều giáo viên lấy lý do về việc chương trình quá tải, muốn có kiến thức chuyên sâu thì phải học thêm mới đạt điểm 9, 10.

Lý do về việc tăng thêm thu nhập để dậy thêm hay bắt nguồn từ nhu cầu của phụ huynh và học sinh, nhưng xét ở một khía cạnh khác giáo viên sẽ mất dần nhiệt huyết trên lớp chính, dành kiến thức ở các lớp dạy thêm, không tránh khỏi việc phân biệt học sinh học thêm và học sinh không học thêm.

Khi đó, giáo viên đã vô tình lấy đi quyền tự học tự khám phá của học trò. Bản thân tôi khi là một học sinh chưa từng đi học thêm, khi là giáo viên cũng không dạy thêm bên ngoài với học sinh nên tôi nhận thấy học sinh hoàn toàn có thể tự học nếu có hướng dẫn cụ thể của giáo viên trên lớp", thầy Quỳnh phân tích.

Còn theo cô giáo Dương Thúy Hà, một giáo viên dạy THCS tại Hà Nội chia sẻ: "Vấn đề học thêm không hẳn là không có lợi, thậm chí nên có nhưng phải trên tinh thần tự nguyện của học sinh và phụ huynh.

Nhất là trong bối cảnh đề thi học sinh giỏi có thể không đơn thuần chỉ là kiến thức trong SGK. Học thêm cũng tốt nhưng những em nào có điều kiện thì đi chứ không nên ép buộc rồi tạo áp lực kiểu 'em này không học thêm thì điểm không cao', hay 'cho đề kiểm tra trên lớp vào dạng bài khi học thêm', như thế là gián tiếp 'trù úm' học sinh".

Niềm tin vào thầy cô đang bị 'lung lay'

TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội nhận định, việc học sinh viết tâm thư rồi gửi lên mạng xã hội cũng là một cách làm thông minh. Đây cũng chính là lời kêu cứu của thế hệ trẻ trong việc đề nghị được xã hội giúp các em thoát khỏi "vấn nạn" dạy thêm học thêm.

Ông chỉ rõ, để xảy ra tình trạng này cũng là do nhiều phía. Thực chất của vấn đề xũng xuất phát từ Cung - Cầu. Thầy cô muốn học sinh giỏi nhưng lại đi ngược lại với việc dạy học thông minh, để cho trò tự tìm hiểu về văn hóa xã hội bằng tư duy thực tế mà thay vào đó là tư duy "nhồi nhét". Về phía phụ huynh, họ luôn muốn con em mình giỏi và đạt được nhiều điểm số, bằng cấp chứ không phải bằng năng lực cá nhân.

"Bộ GD&ĐT nên cân nhắc lại về chuẩn học sinh giỏi để giảm áp lực cho học sinh. Hơn nữa, để kiểm soát được việc dạy thêm học thêm thì hiệu trưởng phải giác ngộ được học sinh thì sẽ kiểm soát được giáo viên. Tránh tình trạng học sinh bị ép học thêm một cách tràn lan đến mức phải viết tâm thư lên mạng. Niềm tin của các em vào thầy cô rõ ràng đã bị lung lay rõ rệt và đáng báo động", TS Tùng Lâm nói thêm.

hoc sinh viet tam thu phan doi hoc them niem tin vao thay co dang bi lung lay Dự thảo nhận trông trẻ từ 3 tháng tuổi: Có cần thêm Luật GD Mầm non?

Theo bà Ninh Thị Hồng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, do tính chất đặc thù của bậc học ...

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.