Vụ việc khung sắt công trình rơi ở đường Lê Văn Lương (Hà Nội) khiến cô gái tử vong hôm 27/9 đang thu hút dư luận trong nhiều ngày qua.
Hiện trường vụ khung sắt rơi khiến cô gái tử vong trên đường Lê Văn Lương hôm 27/9. |
Theo kết quả điều tra ban đầu, nguyên nhân vụ việc được xác định là do bộ phận giữ của hệ thống sàn treo Gondola phục vụ việc thi công hạng mục vách kính tại công trình bị bật khỏi vị trí và rơi xuống đường giao thông.
Cơ quan CSĐT Công an quận Thanh Xuân sau đó đã tiến hành khởi tố vụ án hình sự về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người".
Cũng liên quan đến sự việc trên, trong công văn gửi cơ quan chức năng, Công ty cổ phần Thương mại và phát triển công nghệ Hà Nội mới DHP (đơn vị thi công để xảy ra vụ việc) cho biết: do sơ suất trong lúc dịch chuyển sàn treo đã làm rơi chân giữ sàn treo từ tầng 16 xuống đường Lê Văn Lương, gây tai nạn làm 1 người chết, 1 người bị thương.
Sau khi xảy ra tai nạn, đơn vị đã khẩn trương đưa người bị thương đi cấp cứu và đã chủ động nỗ lực khắc phục.
Đồng thời báo cáo chủ đầu tư, cơ quan chính quyền địa phương, thực hiện các thủ tục chu đáo theo đúng lễ nghĩa Việt Nam và các quy định theo pháp luật đối với người tử vong.
Công ty cam kết sẽ lo toàn bộ tổ chức tang lễ và có trách nhiệm hết sức với gia đình người bị mất.
“Việc xảy ra tai nạn chết người hoàn toàn do lỗi của đơn vị đã chủ quan trong quá trình dịch chuyển thiết bị.
Do vậy, Công ty cổ phần Thương mại và phát triển công nghệ Hà Nội mới DHP xin chịu hoàn toàn trách nhiệm”, đại diện Công ty này cho biết.
Phải chăng sự “chu đáo” mà Công ty cổ phần Thương mại và phát triển công nghệ Hà Nội mới DHP nói chỉ là cái “vuốt đuôi” đầy nhẹ nhàng để xoa dịu dư luận, nỗi đau của gia đình nạn nhân để lấp liếm đi những sai trái của họ trước đó?
Nếu như, “trách nhiệm” ấy ở thời điểm trước khi thi công thì có lẽ sự việc đau lòng đã không xảy đến, cô gái trẻ sẽ không phải bỏ lại đứa con gái nhỏ mới lên 6 tuổi ra đi một cách oan ức, tức tưởi như vậy.
Cũng theo người dân, thời điểm xảy ra vụ tai nạn, đơn vị thi công không thực hiện đầy đủ các qui định về an toàn lao động như: Che lưới, cử người phân luồng giao thông, cũng như đặt các biển cảnh báo nguy hiểm để người đi đường cảnh giác… mọi thứ chỉ được nhìn nhận là “sơ xuất” của đơn này sau khi sự cố xảy ra.
Thậm chí sau sự cố, thông tin về nhà thầu, các đơn vị liên quan… ghi trên tấm biển đặt ở lối vào của công trình cũng đột nhiên “đi vắng”.
Liệu đó có phải là do “sơ xuất” là tinh thần đầy “trách nhiệm”, hay là sự né tránh trách nhiệm của các đơn vị liên quan?
Thông tin về công trình đã được dỡ bỏ ngay sau ngày xảy ra tai nạn tại đường Lê Văn Lương. |
Trong 3 - 4 năm trở lại đây, rất nhiều những vụ tai nạn lao động tương tự đã xảy đến, điển hình: Vào tháng 11/2014, tại khu vực thi công xây dựng Nhà ga Thanh Xuân III đường Nguyễn Trãi thuộc Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông, trong quá trình cẩu, đã vị thi công đã để tuột rơi thép xuống đường, sự việc khiến một người điều khiển xe máy tử vong tại chỗ.
Tháng 10/2017, tại số nhà 53 Hoàng Ngân, phường Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội), 2 thanh sắt dài từ trên cao rơi xuống, xuyên thủng mái nhà dân trong đêm…
Còn rất nhiều những vụ việc khác chưa được liệt kê, có vụ mặc dù không có thiệt hại về người, nhưng cũng đủ để cảnh báo về mức độ đảm bảo trật tự xây dựng và an toàn lao động hiện nay.
Nguyên nhân chính của những vụ tai nạn trên phần lớn là do sự tắc trách của các nhà thầu trong khi thi công. Thậm chí, là cả sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng.
“tử thần” bao giờ mới thôi lấy đi mạng sống của những người dân vô tội? |
“Tử thần” ập đến, cướp đi mạng sống của người dân bất cứ lúc nào, nếu như không có sự quản lí chặt chẽ, tinh thần trách nhiệm, tuân thủ các qui định về an toàn lao động của các đơn vị liên quan trong quá trình thi công.
Sau những vụ tai nạn như vậy, mặc dù các nhà thầu, đơn vị thi công lên tiếng nhận trách nhiệm, bù đắp cho gia đình nạn nhân.
Nhưng có những thứ họ không bao giờ có thể bù đắp được, đó là mạng sống của những người dân vô tội, là vết thương lòng vô bờ bến của gia đình các nạn nhân khi mất đi người thân.
TS.Nghiêm Xuân Đạt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam cho biết, đối với các công trình đang xây dựng trong khi người tham gia giao thông vẫn qua lại phía dưới, việc đảm bảo an toàn tương đối khó. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, đơn vị thi công cần phải tuân thủ chặt chẽ về các biện pháp an toàn lao động như làm lưới can ngang phía dưới, có người cầm cờ phân luồng, hướng dẫn giao thông. Mặt khác, cơ quan quản lí cần phải tăng cường công tác thanh, kiểm tra. “Người thi công phải được học về các qui định của an toàn lao động, về vận hành trang thiết bị máy móc… Các cơ quan quản lí cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.. thì mới hạn chế được các tai nạn rủi ro như vừa rồi”, TS Đạt nói. |
Khung sắt công trình rơi ở đường Lê Văn Lương do 'không tuân thủ nguyên tắc lắp đặt sàn Gondola'?
Là một người thi công trong lĩnh vực lắp đặt nhôm kính, ông Tuấn cho rằng đơn vị thi công đã không tuân thủ nguyên ... |
Hà Nội: Khởi tố vụ khung sắt công trình rơi ở đường Lê Văn Lương khiến cô gái tử vong
Cơ quan công an vừa có quyết định khởi tố vụ án để điều tra vụ khung sắt công trình rơi ở đường Lê Văn ... |
Vụ khung sắt công trình rơi ở đường Lê Văn Lương khiến cô gái tử vong: Thông tin về dự án đột nhiên ‘đi vắng’
Sau khi xảy ra vụ việc khung sắt công trình rơi ở đường Lê Văn Lương (Hà Nội) khiến cô gái tử vong. Những dòng ... |
Hé lộ nguyên nhân vụ khung sắt công trình rơi ở đường Lê Văn Lương khiến cô gái tử vong
Nguyên nhân vụ tai nạn ban đầu được xác định là do bộ phận giữ của hệ thống sàn treo Gondola phục vụ việc thi ... |
Toàn cảnh hiện trường vụ khung sắt công trình ở đường Lê Văn Lương đè chết cô gái trẻ
Khung sắt ở công trình đường Lê Văn Lương bất ngờ đổ xuống đường khiến 1 cô gái trẻ tử vong và 1 người khác ... |