Vụ việc 'LOCOBoiz' đốt sách quay MV ở trường Amsterdam: Vi phạm pháp luật khi nào?

UBND TP Hà Nội gửi thông báo chỉ đạo Sở GD&ĐT làm rõ, xử lý nghiêm vụ nhóm rapper bị tố đốt sách vở của học sinh trường Amsterdam để quay MV.

Theo VnExpress đưa tin, ngày 12/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung có văn bản gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo liên quan đến nhóm rapper LOCOBoiz bị tố cáo đốt sách vở của học sinh để quay MV ca nhạc.

UBND thành phố yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục chỉ đạo làm rõ thông tin; xử lý nghiêm các vi phạm, chuyển công an điều tra nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Sở Giáo dục cần kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan và báo cáo Thành ủy, UBND kết quả xử lý trước ngày 20/3.

Theo báo An ninh Thủ đô, Công an quận Cầu Giấy đã phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an TP Hà Nội xác minh. Ngày 11/3, công an đã triệu tập nhóm nhạc LOCOBoiz. Nhóm này cho biết cả ekip được vào trường thực hiện MV là nhờ một thành viên có bố là tổ trưởng bảo vệ của trường. Đoàn quay từ 14h đến 20h cùng ngày. Một trong những cảnh quay là khói lửa, toàn bộ nguyên vật liệu phục vụ cảnh quay được mang từ ngoài vào.

Lãnh đạo nhà trường khẳng định với cơ quan chức năng không cho thuê mượn phòng học và chỉ biết sự việc khi báo chí đưa tin. Giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp 10 chuyên Sử đến lớp thấy bàn ghế xô lệch, sàn nhà có tàn thuốc lá nên tự dọn dẹp và không báo lại với trường.

Vụ việc LOCOBoiz đốt sách quay MV ở trường Amsterdam: Vi phạm pháp luật khi nào? - Ảnh 1.

Cảnh khói lửa trong MV của nhóm nhạc ở trường Amsterdam. (Ảnh: VnExpress).

Mức xử phạt với hành vi đốt sách của người khác

Theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội... những vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác sẽ bị xử phạt theo các mức:

"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản.

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác.

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác.

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý.

c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản.

d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác.

đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có.

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Như vậy, nhóm nhạc trên có thể bị xử lý vi phạm hành chính là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu sử dụng trái phép tài sản của người khác hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

Căn cứ Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

"1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này".

Về mức bồi thường thì hai bên có thể thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015:

"Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định".

Ngoài ra, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, nhóm nhạc này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu điều tra rapper đốt sách học sinh trường AmsSở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu điều tra rapper đốt sách học sinh trường Ams Nhóm rapper Việt đốt sách vở của học sinh trường Amsterdam bị chỉ trích dữ dộiNhóm rapper Việt đốt sách vở của học sinh trường Amsterdam bị chỉ trích dữ dội Khan hiếm sách giáo khoa ở nhiều tỉnh, NXB Giáo dục lý giải vì học sinh tăng đột biếnKhan hiếm sách giáo khoa ở nhiều tỉnh, NXB Giáo dục lý giải vì học sinh tăng đột biến
chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.