Vụ vợ giết chồng rồi phân xác 'cùng tính chất với vụ Nguyễn Đức Nghĩa'

Chuyên gia Tội phạm học cho biết, sau khi giết chồng, Diễm sợ bị phát hiện và trừng trị bởi pháp luật, nên đã phân xác thi thể chồng nhằm tiêu hủy, xóa dấu vết của tội phạm.

Như chúng tôi đã đưa tin, khoảng 2h ngày 18/12, Công an tỉnh Bình Dương đã tiến hành bắt khẩn cấp Hoàng Thị Hồng Diễm (32 tuổi, ngụ ấp Phương Bình, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) để điều tra vụ việc anh Trần Thanh Tú (37 tuổi, quê xã Thạnh Trị, huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng) bị phân xác và bỏ tại bãi rác.

Tại cơ quan điều tra, Hoàng Thị Hồng Diễm bình tĩnh khai báo. Theo đó, Diễm khai nhận vào đêm 15/12, anh Tú đi nhậu về đến phòng thì xảy ra mâu thuẫn với vợ dẫn đến xô xát. Trong lúc giằng co, Diễm đã dùng dao chém chết anh Tú.

Sau đó, Diễm đã dùng dao phân xác chồng ra làm nhiều mảnh nhỏ, cho vào nhiều bịch nylon và balo. Đêm cùng ngày, Diễm đem những bọc nylon có chứa các phần thi thể của chồng bỏ tại các điểm tập kết rác trên địa bàn phường Thuận Giao (Bình Dương) để phi tang.

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với chúng tôi, trung tá, Th.s. Đào Trung Hiếu, Chuyên gia Tội phạm học (Bộ Công an) cho biết, theo lời khai của nghi phạm Hoàng Thị Hồng Diễm thì chưa đủ thông tin về nguyên nhân xảy ra sự việc, các mối quan hệ của 2 vợ chồng (có ngoại tình, nợ nần... hay không) nên chưa thể nói về tính chất vụ án và động cơ gây án của nghi phạm.

vu vo giet chong roi phan xac cung tinh chat voi vu nguyen duc nghia
Nghi can Diễm khá bình tĩnh khi làm việc với cơ quan điều tra.

“Tuy nhiên, theo thông tin nghi phạm khai là do vợ chồng xô xát sau khi chồng đi nhậu về...thì có thể thấy việc người vợ chém chồng là do mâu thuẫn bột phát, manh động nhất thời, nhiều khả năng không có dự mưu từ trước mà có thể là do lỡ tay”, trung tá Hiếu cho hay.

Theo trung tá Hiếu, sau khi xảy ra án mạng, Diễm bước vào trạng thái "trượt tâm lý" - tức là lỡ giết rồi, sợ bị phát hiện và trừng trị bởi pháp luật, nên mới có hành động phân xác chồng nhằm tiêu hủy, xóa dấu vết của tội phạm.

“Việc làm của Diễm xuất phát từ bản năng tự vệ rất động vật - làm mọi việc để triệt tiêu nguy cơ bị phát hiện và chịu sự trừng phạt. Vụ việc này cũng cùng tính chất với vụ Nguyễn Đức Nghĩa chặt đầu người yêu trước đây”, trung tá Hiếu phân tích.

vu vo giet chong roi phan xac cung tinh chat voi vu nguyen duc nghia
Cảnh sát tìm thấy thêm nhiều phần thi thể được giấu trong thùng rác ở gần nhà trọ của hai vợ chồng Diễm.

Phân tích về việc Hoàng Thị Hồng Diễm bình tĩnh khi làm việc với cơ quan công an, trung tá Hiếu cho hay, việc nghi phạm tỏ ra bình tĩnh (hay cố tỏ ra bình tĩnh) chỉ là lớp vỏ, là cách thể hiện ra ngoài để che đậy những suy nghĩ bấn loạn bên trong.

“Khi Diễm đã lỡ giết người, cùng với việc tiêu hủy chứng cứ (xác nạn nhân), thì việc tỏ thái độ bình tĩnh cũng là cách để "che mắt thế gian". Còn khi đến cơ quan điều tra, bị hỏi về tội ác, nghi phạm có thái độ lạnh lùng, bất cần (đừng nhầm với bình tĩnh) thể hiện sự tuyệt vọng bên trong (khi hành vi bị bại lộ, đối tượng biết đã đối diện với hậu quả) vì biết không thể làm gì khác được nữa, mọi thứ thế là hết.

Tâm trạng tuyệt vọng này đưa đến một thái độ buông xuôi, phó mặc cho số phận...nên nhìn vẻ ngoài có sự bình thản. Thực tế là nếu có cơ hội chối tội, tâm lý đối tượng sẽ diễn biến khác, đối tượng sẽ tỏ ra hoang mang, lo lắng, mắt đảo như rang lạc, môi khô, động mạch cổ đập nhanh, tay xoắn vỏ đỗ...vì sợ người ta phát hiện ra mình đang nói dối.

Ở nghi phạm này, trước chứng cứ không thể chối cãi, Diễm biết không còn cách nào khác ngoài việc thừa nhận hành vi phạm tội. Khai xong, thấy "hết cửa" thoái thác trách nhiệm, nên thái độ phó mặc, buông xuôi, thờ ơ với mọi diễn biến xung quanh là điều dễ hiểu”, chuyên gia Tội phạm học phân tích.

vu vo giet chong roi phan xac cung tinh chat voi vu nguyen duc nghia Nghi can giết chồng rồi phân xác bình tĩnh khi làm việc với cơ quan điều tra

Sau khi giết chết chồng rồi phân xác, nghi can 32 tuổi tỏ ra không có chuyện gì, bình tĩnh khi làm việc với cơ ...

chọn
Đấu giá đất ở Thanh Oai (Hà Nội): Chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền
Tiếp tục thông tin về tiến độ nộp tiền sau trúng đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội), ngày 16/9, lãnh đạo huyện cho biết: Với 68 thửa đất trúng đấu giá, đến thời hạn cuối cùng phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định, chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền; 56 thửa đất không nộp tiền hoặc không nộp đủ. Đáng chú ý, 12 trường hợp nộp tiền có giá trúng cao nhất là 55,167 triệu đồng/m2.