Cụ thể, theo công bố lí do ngừng cung cấp thịt heo do nhà máy thuộc Tổ hợp chế biến thịt Hà Nam - Tập đoàn Masan đặt tại KCN Đồng Văn IV, huyện Kim Bảng, cách 1,5km so với nơi phát hiện ổ dịch tại xóm 5, thôn Dương Cường, xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Nam Định.
Để tuyệt đối bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng với các nguyên tắc quản lí nghiêm ngặt và cẩn trọng nhất, Masan sẽ tạm ngừng cung cấp thịt heo kể từ ngày 12/4/2019, cho đến khi được thông báo an toàn dịch bệnh tại địa phương theo quy định, cho đến khi có thông báo của cơ quan quản lí nhà nước.
Theo Masan, việc đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng, sạch và an toàn là tôn chỉ mục đích hoạt động kinh doanh xuyên suốt. Đây là một quyết định khó khăn vì sự việc bất khả kháng.
Trong buổi trao đổi của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) với lãnh đạo CTCP Tập đoàn Masan và cập nhật về thị trường thịt heo trong bối cảnh dịch tả heo châu Phi xuất hiện ở Việt Nam, cũng như kế hoạch cho mảng kinh doanh này năm 2019 mới đây, Masan cho biết, từ khi dịch bùng phát tại miền Bắc, giá heo hơi đã giảm khoảng 18%. Dựa theo khảo sát nội bộ, ban lãnh đạo thống kê lượng heo thịt bán ra mỗi ngày tại Hà Nội ở một vài điểm bán đã giảm 30% kể từ khi có dịch ASF.
Công ty sẽ phải dự phòng khoảng 100 tỉ đồng cho tình huống xấu nhất, là nếu trang trại của công ty bị lây nhiễm dịch và phải tiêu hủy đàn heo.
Trong báo cáo mới đây của mình về Masan, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định giá heo vẫn cao từ quí II/2018, nhưng thị trường thức ăn chăn nuôi cần thêm thời gian để phục hồi.
Kinh doanh 05:00 | 05/01/2022
Kinh doanh 05:00 | 14/11/2021
Kinh doanh 05:00 | 11/10/2021
Kinh doanh 05:00 | 05/10/2021
Kinh doanh 05:00 | 03/09/2021
Tiêu dùng 05:17 | 09/06/2020
Tiêu dùng 17:31 | 27/05/2020
Tiêu dùng 21:24 | 26/03/2020