Vùng Trung du miền núi phía Bắc đến 2030 được định hướng phát triển ra sao?

Trong dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Vùng trung du miền núi phía Bắc sẽ thí điểm nghiên cứu xây dựng các khu kinh tế xuyên biên giới, nhằm hình thành các trung tâm du lịch, sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng.

 TP Thái Nguyên - trung tâm Vùng trung du miền núi phía Bắc. (Ảnh: Báo Thái Nguyên)

Theo dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành vào tháng 7 vừa qua, quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 sẽ quy hoạch 6 vùng kinh tế - xã hội trên cả nước.

Trong đó, Vùng Trung du miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh là Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.

Dự kiến đến năm 2030, đây sẽ là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện. Cùng với đó là phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu gắn với các cửa khẩu quốc tế như Đồng Đăng (Lạng Sơn), Trà Lĩnh (Cao Bằng), Lào Cai, Thanh Thủy (Hà Giang) để các khu kinh tế cửa khẩu trở thành vùng động lực phát triển cho các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu và khu vực phụ cận. 

Thí điểm xây dựng một số khu kinh tế qua biên giới. Hình thành các trung tâm du lịch, sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng.

Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế dọc theo các trục giao thông kết nối với các hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc và kết nối với Thủ đô Hà Nội và cảng biển khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, ưu tiên các hành lang kinh tế Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội (tham gia hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng), Lai Châu - Lào Cai - Việt Trì - Hà Nội (tham gia hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng), Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội.

Thúc đẩy hình thành hành lang kinh tế Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội, Cao Bằng - Bắc Kạn - Tuyên Quang - Phú Thọ - Hà Nội và Cao Bằng - Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội (tham gia hành lang kinh tế Trùng Khánh - Quý Châu - Bách Sắc - Cao Bằng - Hà Nội - Hải Phòng).

Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên địa bàn vùng. Nghiên cứu xây dựng một số khu kinh tế qua biên giới.

Xây dựng, hoàn thiện các tuyến đường bộ cao tốc kết nối vùng với Thủ đô Hà Nội và các địa phương trong vùng với mạng lưới đường cao tốc quốc gia: Hà Nội - Lạng Sơn - Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng), Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng (trong giai đoạn 2021-2030 xây dựng đoạn Chợ Mới - Bắc Kạn), Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên (trong giai đoạn 2021-2030 xây dựng đoạn Hòa Bình - TP Sơn La);

Tuyến nối đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai với Hà Giang (thị trấn Mậu A (Yên Bái) - thị xã Việt Quang (Hà Giang), Bảo Hà (Lào Cai) - Lai Châu, Tuyên Quang - Hà Giang. Nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt điện khí hóa Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Đồng Đăng - Hà Nội, Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái. Xây dựng mới các cảng hàng không Lào Cai, Cao Bằng, Lai Châu.

chọn
Bất động sản tuần qua (3/11 - 9/11): Nhiều dự báo về thị trường tại VIF 2025, Đông Anh sẽ có thêm loạt khu đô thị mới
Nhiều dự báo về thị trường BĐS được đưa ra tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025, đất đấu giá Hoài Đức hơn 103 triệu/m2, Đông Anh sẽ có thêm loạt khu đô thị mới... là những thông tin thị trường và dự án nổi bật tuần qua.