Định hướng Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình là động lực du lịch của đồng bằng sông Hồng

Trong dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vùng ĐBSH sẽ tập trung phát triển nghỉ dưỡng, giải trí biển, du lịch đô thị tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và Ninh Bình.

 Hà Nội - hạt nhân của Vùng Đồng bằng sông Hồng. (Ảnh: Báo Tin Tức)

Theo dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành vào tháng 7 vừa qua, quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 sẽ quy hoạch 6 vùng kinh tế - xã hội trên cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong 6 vùng kinh tế - xã hội đó.

Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh, là cửa ngõ ở phía biển Đông với thế giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động là khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

Vùng sẽ tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại: Điện tử, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô tô, công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính - ngân hàng, du lịch, viễn thông, y tế chuyên sâu và tổ chức không gian công nghiệp theo các tuyến hành lang QL18, QL5, QL1, QL10.

Cùng với đó là tập trung phát triển chuỗi sản phẩm tổng hợp về du lịch văn hóa, lịch sử, tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng, giải trí biển, du lịch đô thị tại khu vực động lực du lịch Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình.

Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, hướng đến là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy các tổ chức quốc tế, khu vực đặt trụ sở, cơ quan đại diện tại Hà Nội.

Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á; trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại; trung tâm quốc tế về đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ với các ngành nghề hàng hải, đại dương học, kinh tế biển.

Cùng với đó là tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ ra biển của khu vực phía Bắc gắn với cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện.

Phát triển các hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (tham gia hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng), hành lang kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ (từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Kim Sơn (Ninh Bình)), hành lang QL.1 (Bắc Ninh - Hà Nội - Ninh Bình), hành lang QL.18 (Nội Bài - Hạ Long).

Vùng cũng sẽ đầu tư nâng cấp, hoàn thiện các tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua địa bàn vùng, các cao tốc kết nối Thủ đô Hà Nội với các địa phương trong và ngoài vùng, vành đai Hà Nội (vành đai 4, 5), các tuyến Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long.

Xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt điện khí hóa Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng; tuyến Yên Viên - Lim - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (Hạ Long), Hạ Long - Móng Cái.

Xây dựng hoàn thiện cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện. Nâng cấp, mở rộng cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi. Nghiên cứu xây dựng cảng hàng không thứ 2 cho Vùng Thủ đô Hà Nội.

chọn
Tiến độ Vinhomes Vũ Yên
Vinhomes Vũ Yên có tổng diện tích hơn 877 ha, tổng mức đầu tư 44.044 tỷ đồng. Vingroup cho biết, đến nay đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động 46 căn shophouse và 1.076 căn nhà liền kề...