Bảo vệ môi trường là các hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoai, phục hồi và cải hiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
Quyền và trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi công dân được quy định cụ thể tại Điều 5, Điều 6 và các hành vi nghiêm cấm theo Điều 7 Luật bảo vệ môi trường 2014, theo đó, nghiêm cấm các hành vi thải khói bụi, các chất độc hại vào không khí.
Ảnh minh họa. |
Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình nêu rõ: Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định; Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh; Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; Chi trả cho dịch vụ thu gom, xử lý chất thải theo quy định…
Hành vi vứt rác thải không đúng nơi quy định có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Theo đó, phạt tiền 500.000-1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
Phạt tiền 1-3 triệu đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
Phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
Ngoài ra, hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị cũng sẽ bị phạt tiền từ 5-7 triệu đồng.
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định 155/2016/NĐ-CP là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 48 đến Điều 51 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.
Trường hợp phạt tăng thêm đối với các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của cùng mẫu chất thải, thẩm quyền xử phạt được tính theo hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu chất thải đó.
Lò mổ heo lậu vẫn hoạt động sau nhiều lần bị xử phạt
Từng bị lực lượng chức năng xử phạt vì giết mổ heo lậu nhưng chủ cơ sở vẫn bất chấp, hoạt động trái phép. |
Đánh bài ăn tiền ở mức bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?
Đánh bài ăn tiền có giá trị từ bao nhiêu thì bị xử phạt? Mức độ xử lý cụ thể như thế nào? |
Mua bán và sử dụng bóng cười có vi phạm pháp luật không?
Khí N2O có trong bóng cười lại nằm trong Danh mục hàng hóa hóa chất bị hạn chế sản xuất, kinh doanh quy định Phụ ... |
Hướng dẫn cách phân loại rác sinh hoạt tại nhà
Các chất thải phát sinh trong sinh hoạt hàng ngày của con người được gọi là chất thải rắn sinh hoạt (hay rác sinh hoạt) ... |
Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: hoidapphapluatvnm@gmail.com.
Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây! Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng. |