Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang hợp tác với các nhà khoa học trên toàn cầu để điều chế ít nhất 20 loại vắc-xin chống nCoV với một số thử nghiệm lâm sàng diễn ra trong thời gian kỉ lục - chỉ 60 ngày sau khi giải trình tự gen, theo CNBC.
"Sự tăng tốc của quá trình điều chế vaccine thực sự rất ấn tượng về những việc chúng ta có thể làm, dựa trên công việc bắt đầu với SARS, MERS và đang được sử dụng cho Covid-19", tến sĩ Maria Van Kerkhove, giám đốc kĩ thuật Chương trình Khẩn cấp của WHO, phát biểu trong một cuộc họp báo tại trụ sở của tổ chức ở Geneva hôm 20/3.
Một số quan chức WHO cảnh báo các vaccine phải vượt qua một chặng đường dài trước khi có thể phục vụ người dân. Các nhà khoa học hàng đầu khẳng định thử nghiệm lâm sàng và chứng nhận an toàn cần thiết để một vaccine ra thị trường có thể cần tới 18 tháng.
Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp của WHO, nhận định các thử nghiệm lâm sàng rất cần thiết.
"Chỉ một thứ nguy hiểm hơn một virus đáng sợ, và đó là vaccine tồi. Chúng ta phải rất thận trọng khi điều chế một loại dược phẩm mà phần lớn dân số thế giới sẽ dùng", tiến sĩ nhấn mạnh.
Ông Ryan nói thêm rằng những thử nghiệm vaccine đầu tiên trên người đã diễn ra tại Mỹ trong tuần này và đó là tiến độ chưa từng có tiền lệ. Theo ông, tiến trình thử nghiệm vaccine trên cơ thể người sẽ không thể diễn ra sớm như vậy nếu Trung Quốc và một số quốc gia không chia sẻ trình tự gene của Covid-19 với phần còn lại của thế giới.
Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ (NIH) đã phối hợp với công ty công nghệ sinh học Moderna để điều chế một loại vaccine dự trên trình tự gene của chủng nCoV.
Thử nghiệm vaccine đã diễn ra hôm 16/3 ở Viện Nghiên cứu Sức khỏe Kaiser Permanente Washington ở thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ.
Trong giai đoạn một, các nhà nghiên cứu sẽ thử nghiệm vaccine trên cơ thể 45 nam giới và phụ nữ không mang thai trong độ tuổi 18-55, theo thông tin trên trang web của NIH.
Ngay khi giới nghiên cứu tìm ra vaccine ngừa Covid-19 hiệu quả, quan chức WHO cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo thế giới sẽ đối mặt những trở ngại về vận chuyển, tài chính và đạo đức.
"Ngay cả khi chúng ta có một vaccine ngừa bệnh hiệu quả, chúng ta phải đưa vaccine đó tới công chúng. Mọi người phải có quyền tiếp cận vaccine một cách công bằng và vô tư. Thế giới sẽ không thể được bảo vệ khỏi nCoV trừ khi mọi người tiêm vaccine", Ryan bình luận.
Vị tiến sĩ nói thêm rằng bảo đảm đủ liều vaccine kịp thời, phân phối vaccine tới mọi nơi trên thế giới và thuyết phục mọi người dùng vaccine là những thách thức lớn.
Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã thảo luận những vấn đề ấy với các nhà lãnh đạo toàn cầu, theo Ryan.
"Vaccine không nên là đặc quyền dành cho người giàu, mà nó nên là thứ dành cho cả những người không đủ khả năng mua. Chúng ta phải có câu trả lời cho vấn đề đó càng sớm càng tốt", ông Ghebreyesus bình luận.
Kinh doanh 10:08 | 31/08/2020
Đô thị 17:32 | 08/08/2020
Du lịch 12:18 | 12/06/2020
Du lịch 12:07 | 11/06/2020
Du lịch 12:00 | 10/06/2020
Du lịch 13:38 | 09/06/2020
Du lịch 12:13 | 08/06/2020
Du lịch 12:07 | 03/06/2020