World Bank: 80% lượng tiền gửi tại Việt Nam có thời hạn từ một năm trở xuống, doanh nghiệp thiếu nguồn tín dụng dài hạn

Việc thiếu thị trường huy động tài chính dài hạn cũng gây hạn chế cho việc huy động tài chính để phát triển hạ tầng ở Việt Nam...
World Bank: 80% lượng tiền gửi tại Việt Nam có thời hạn từ một năm trở xuống, doanh nghiệp thiếu nguồn tín dụng dài hạn - Ảnh 1.

Việc thiếu thị trường huy động tài chính dài hạn cũng gây hạn chế cho việc huy động tài chính để phát triển hạ tầng ở Việt Nam. (Ảnh: Internet).

Trong một báo cáo công bố mới đây về thị trường tài chính Việt Nam, World Bank (WB) cho rằng thị trường tài chính ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều sản phẩm tài chính dài hạn, do sự tập trung quá mức ở khu vực ngân hàng. 

Nguồn cung tín dụng dài hạn của ngân hàng cho các doanh nghiệp bị hạn chế do tính chất ngắn hạn của tiền gửi.

World Bank: 80% lượng tiền gửi tại Việt Nam có thời hạn từ một năm trở xuống, doanh nghiệp thiếu nguồn tín dụng dài hạn - Ảnh 2.

Cụ thể, số liệu thống kê của WB, trên 80% lượng tiền gửi có thời hạn từ một năm trở xuống, do chi phí giao dịch tương đối cao, vì thiếu thông tin, thiếu tài sản thế chấp đầy đủ và cơ chế xử lí tình trạng mất khả năng trả nợ còn yếu. 

WB nhận định điều này làm hạn chế cơ hội để khu vực kinh tế thực có thể thu hút, giao dịch, bảo hiểm và quản lí rủi ro, tiết kiệm hoặc đầu tư trong dài hạn. 

Thiếu thị trường huy động tài chính dài hạn cũng gây hạn chế cho việc huy động tài chính để phát triển hạ tầng ở Việt Nam.

Theo nhận định của WB, mô hình kinh doanh và cơ cấu nguồn lực hiện nay của các ngân hàng không hoàn toàn phù hợp để huy động tài chính cho đầu tư dài hạn. Do vậy, các thị trường vốn trở thành giải pháp huy động vốn cho những dự án dài hạn hơn và rủi ro hơn thông qua sử dụng các công cụ nợ và cổ phiếu.

Thực chất, ngân hàng và các thị trường vốn sẽ bổ sung cho nhau, trong đó ngân hàng chuyên sâu hơn về các cơ chế cố định, chuẩn hóa và dựa vào thế chấp để huy động vốn cho các hoạt động truyền thống hơn. Còn thị trường tài chính lại chuyên theo cơ chế hợp đồng, được thiết kế phù hợp hoàn cảnh và hầu hết không có đảm bảo. 

Khả năng chia sẻ lợi nhuận (thị trường cổ phiếu) và chuyển nhượng tài sản (thanh khoản trên thị trường thứ cấp) khiến cho các thị trường vốn trở nên hấp dẫn hơn, với các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro ở mức cao hơn, đó là đặc trưng thường gặp ở các thị trường cận biên và các dự án phức tạp.

World Bank: 80% lượng tiền gửi tại Việt Nam có thời hạn từ một năm trở xuống, doanh nghiệp thiếu nguồn tín dụng dài hạn - Ảnh 3.

Thị trường vốn tác động đến tăng trưởng qua ba kênh chính. (Nguồn: WB).

Nhiều bằng chứng cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường vốn.

Nghiên cứu tại các quốc gia cụ thể ở Đông Á (bao gồm Trung Quốc, Ma-lay-xia và Thái Lan) đều khẳng định về mối quan hệ cùng chiều nêu trên qua thời gian.

Tại Thái Lan, nghiên cứu gần đây trong giai đoạn 1997-2016 cho thấy thị trường cổ phiếu có đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của quốc gia, qua phân bổ vốn cho đầu tư tư nhân, dẫn đến mở rộng khu vực sản xuất và tạo việc làm. Tóm lại, các thị trường vốn vận hành tốt được cho là phương tiện tốt để khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp, qua đó đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.

World Bank: 80% lượng tiền gửi tại Việt Nam có thời hạn từ một năm trở xuống, doanh nghiệp thiếu nguồn tín dụng dài hạn - Ảnh 4.

Tác động tích cực của việc phát triển các thị trường vốn không chỉ thể hiện ở số lượng, mà cả chất lượng đầu tư của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu so sánh quốc gia cho thấy giá trị mức vốn hóa thị trường tăng lên, cũng hỗ trợ đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, đo bằng số lượng bằng sáng chế, chi tiêu cho nghiên cứu & phát triển, xuất khẩu hàng công nghệ cao. 

Các nghiên cứu khác đưa ra bằng chứng về mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa sự phát triển của các thị trường vốn, với năng suất của các nền kinh tế lấy theo mẫu lớn.  

Kết quả nghiên cứu trên khẳng định một điều là thị trường vốn phù hợp hơn ngân hàng trong việc tự bảo hiểm những rủi ro liên quan đến đầu tư vào nghiên cứu & phát triển hay tài sản vô hình.

Tác động của thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế không chỉ ở khả năng cung cấp nguồn tài chính cho đầu tư dài hạn mà còn góp phần nâng cao khả năng chống chịu của toàn bộ hệ thống tài chính. Các thị trường đó đảm bảo chiều sâu thanh khoản và đa dạng hóa rủi ro, giảm nguy cơ dễ tổn thương của cả hệ thống với những cú sốc.


chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.