Xây dựng cơ chế đặc thù để Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo về việc ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế.

Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất thực hiện thí điểm đồng bộ các cơ chế chính sách đặc thù về quy hoạch, đầu tư công, tài chính - ngân sách, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, phát triển nguồn nhân lực... để xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ này cũng sẽ báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định; chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đặc thù đối với các địa phương khác để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Về phía Bộ Xây dựng, Thủ tướng yêu cầu chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan và địa phương liên quan khẩn trương tổ chức tổng kết quy định về tiêu chí phân loại đô thị; trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan tại Nghị quyết 1210/20216/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó cần chú trọng nghiên cứu, bổ sung các quy định áp dụng đối với đô thị có tính chất đặc thù, báo cáo Chính phủ xem xét trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 8/2021.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương tiến hành tổng kết việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trong đó, trọng tâm nghiên cứu, bổ sung các quy định về việc thành lập đơn vị hành chính đô thị đối với khu vực có giá trị đặc biệt về di sản văn hóa, lịch sử và du lịch.

Trên cơ sở tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và quyết định thông qua việc điều chỉnh địa giới để mở rộng TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) và sắp xếp, thành lập các phường thuộc TP. Huế, trong phiên họp thứ 55 diễn ra vào sáng nay (27/4).

Theo đó, phạm vi mở rộng đô thị Huế bao gồm TP. Huế hiện hữu (70,67 km2) và khu vực định hướng phát triển, mở rộng đô thị thuộc phạm vi một phần thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Phú Vang với diện tích khoảng 348,54 km2.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.