Xe ôm truyền thống và xe ôm Grab tử chiến tại Bangkok

Sự căng thẳng giữa các nhóm xe ôm gia tăng sau khi xuất hiện các ứng dụng gọi xe và đến nay đã có ít nhất hai người chết trong các cuộc ẩu đả bằng dao, gậy và cả súng để tranh giành chỗ đón khách.
 - Ảnh 1.

Cuộc thanh toán đẫm máu giữa các tài xế xe ôm ở Bangkok ngày 16/6 (Ảnh: BANGKOK POST).

Sáng 20/6, gần một chục cảnh sát còn ngồi trên đường Udomsuk giám sát chặt chẽ các tài xế xe ôm.

Khu vực này đã biến thành chiến trường giữa các tài xế xe ôm cuối tuần qua, khi gần 20 tài xế lao vào nhau bằng đủ loại vũ khí, trước sự kinh hãi của người dân. 

Vụ bạo lực gây náo loạn góc thành phố Bangkok và lên đến đỉnh điểm khi có người nổ súng làm chết hai người. Nhiều người khác bị thương.

Theo cảnh sát khu vực Bang Na, cả hai nhóm tài xế tức giận vì cho rằng đối phương tranh giành khách.

Đây là cuộc ẩu đả đẫm máu nhất từ trước đến nay tại Bangkok nhưng không phải là đầu tiên. "Có nhiều vụ không xuất hiện trên truyền thông", anh Pornchai Chatchawalamonkul, một tài xế, nói với tờ Guardian

Anh tham gia một nhóm trên mạng xã hội Facebook chia sẻ với nhau những "điểm nóng" cần tránh để không bị đánh.

Tại Bangkok, nhiều người vẫn cần đến xe ôm để len lỏi giữa những con đường đông đúc của thủ đô Thái Lan và đây là nồi cơm cho hàng ngàn tài xế xe ôm. 

Tính đến tháng 5/2019, Bangkok có hơn 100.000 tài xế xe ôm có đăng kí với Sở giao thông đường bộ, hoạt động tại 6.000 điểm đón khách.

Gốc rễ sâu xa

 - Ảnh 2.

Cảnh sát giám sát tại khu vực Bang Na ngày 20/6 sau vụ ẩu đả chết người. (Ảnh: GUARDIAN).

Theo cảnh sát, sự xuất hiện của các ứng dụng gọi xe trực tuyến đã đốt nóng cuộc chiến giữa các tài xế và các vụ bạo lực cũng gia tăng theo đó.

Còn theo tài xế xe ôm Boonmee Chaleamboon, gốc rễ của vấn đề là nhiều tài xế xe ôm truyền thống tại Bangkok phải đóng phí cho những kẻ bảo kê tại những điểm đón khách đẹp nhất. Cộng thêm việc phải đóng phí cho chính quyền, các tài xế buộc phải "làm căng" để bảo vệ miếng ăn.

Những tài xế có đăng kí cáo buộc tài xế của ứng dụng Grab tranh giành miếng cơm của mình và cho rằng nhóm này hoạt động "phi pháp" khi không đăng kí với chính quyền. 

Khi Grab xuất hiện tại Bangkok cuối năm 2017, không khí đã trở nên căng thẳng khi mỗi cuốc xe đặt trên ứng dụng này có khi chỉ bằng một nửa giá thông thường nếu đón xe trên đường.

Hồi tháng 3/2019, một tài xế Grab bị thương nặng ở vai vì dám tranh giành chỗ đón khách và một người khác bị đâm dao vào mặt vào tháng trước.

Sau vụ tài xế Grab bị đâm dao vào mặt, lãnh đạo cảnh sát Bangkok, ông Chakthip Chaijinda, cho biết đã triển khai lực lượng giám sát các nhóm xe ôm và tăng cường kiểm tra vũ khí. Grab cũng đang thúc đẩy chính quyền Thái Lan công nhận dịch vụ gọi xe của mình là hợp pháp.

Nhưng cho đến khi vấn đề được giải quyết, "anh phải sống theo luật giống như mafia vậy", anh Chaleamboon nói.

 - Ảnh 3.

Cánh tài xế xe ôm Bangkok phải chịu nhiều loại phí, kể cả phí ngầm để hoạt động tại các điểm đón khách. (Ảnh: GUARDIAN).

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.