Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín: 'Cần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung'

Là luật sư bào chữa đầu tiên cho bị cáo Phấn, luật sư Trương Vĩnh Thủy tiếp tục đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín vì đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
xet xu vu an tai ngan hang dai tin can phai tra ho so dieu tra bo sung
Luật Sư Trương Vĩnh Thủy (ngoài cùng bên phải) tại phiên tòa xét xử các nguyên lãnh đạo, nhân viên Ngân hàng đại Tín.

Trong phiên tòa sáng nay 23/5, đại diện VKSND TP.HCM thừa ủy quyền của VKSND tối cao thực hành quyền công tố tại tòa đã phát biểu quan điểm giải quyết vụ án.

Theo đại diện VKS, trong vụ án gây thiệt hại hơn 6.200 tỷ đồng tại Ngân hàng Đại Tín, bị cáo Hứa Thị Phấn giữ vai trò chủ mưu, bị cáo Bùi Thị Kim Loan giữ vai trò giúp sức tích cực nhất. 26 bị cáo còn lại bị truy tố chung với bị cáo Phấn trong vụ án này giữ vai trò đồng phạm, tính chất, mức độ phạm tội khác nhau.

Bị cáo Hứa Thị Phấn và các đồng phạm đã bất chấp các quy định pháp luật, thực hiện các hành vi sai trái, nâng khống bất động sản số 5 Phạm Ngọc Thạch rồi bán lại cho Ngân hàng Đại Tín, gây thiệt hại hơn 1.105 tỷ đồng cho nhà băng này.

Ngoài ra, bà Phấn và các đồng phạm đã làm giả giấy tờ, ký các chứng từ hạch toán thu – chi khống, gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín số tiền hơn 5.2000 tỷ đồng.

Sau khi xem xét hành vi, mức độ phạm tội, đại diện VKS đề nghị HĐXX cân nhắc, xem xét một số tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo đã nhận ra lỗi lầm, thành khẩn khai báo, ăn năn hối hận, nhân thân tốt để giảm cho các bị cáo một phần hình phạt.

Từ các nhận định trên, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt tổng mức hình phạt 30 năm tù đối với bị cáo Hứa Thị Phấn về các tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Cùng về tội danh trên, đề nghị tuyên phạt bị cáo Bùi Thị Kim Loan tổng mức án từ 28 – 30 năm tù giam. Bị cáo Ngô Kim Huệ cũng bị đề nghị tổng mức án từ 10 – 12 năm tù giam về 2 tội danh này.

25 bị cáo còn lại bị truy tố về tội “Cố ý làm trái…” và bị đề nghị các mức án từ 3 năm tù treo đến 12 năm tù giam về tội danh vừa nêu.

Vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng?

Cũng tại phiên tòa buổi sáng, luật sư Trương Vĩnh Thủy tiến hành bào chữa cho bị cáo Phấn. Theo luật sư Thủy, cần phải hoãn phiên tòa để điều tra bổ sung về nhiều vấn đề chưa được làm rõ liên quan đến 2 hành vi mà thân chủ của ông bị truy tố trong vụ án này.

Theo đó, việc áp dụng biện pháp xét xử vắng mặt đối với bà Phấn là không phù hợp, bởi trước khi vụ án được khởi tố, bà Phấn đã nhập viện cấp cứu, diễn biến tình trạng bệnh ngày càng nặng, cơ quan điều tra chưa lấy được bất cứ lời khai nào từ bà Phấn.

Trước khi phiên tòa diễn ra, bà Phấn cũng đã có đơn xin hoãn phiên tòa nhưng HĐXX không chấp nhận, nhưng HĐXX cũng không áp dụng bất cứ biện pháp nào, kể cả dẫn giải bị cáo Phấn.

Từ đó, luật sư Thủy nêu quan điểm, việc xét xử vắng mặt bị cáo Phấn là vi phạm điều 290 luật Tố tụng hình sự, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, vì đã tước đi quyền của bị cáo được quy định tại điều 61 của bộ luật tố tụng hình sự.

Cần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung

Về căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, luật sư cho rằng trong các trạng có nhiều điểm chưa chính xác, không thể hiện được sự khách quan, toàn diện nên cần xem xét lại một cách cụ thể.

Theo đó, trong cáo trang thể hiện, bà Hứa Thị Phấn đã chiếm đoạt hơn 1.105 tỷ đồng của Ngân hàng Đại Tín thông qua việc nâng khống căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch này. Số tiền chiếm đoạt trên là tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Đại Tín, không phải là tiền của các cổ đông, không phải tiến của bà Phấn.

Luật sư trình bày, tại thời điểm 2/2012, Ngân hàng Đại Tín phải trích dự phòng rủi ro bổ sung, xuất toán lãi phải thu là 5.978 tỷ đồng.

Như vậy, thời điểm Đại Tín mua căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, vốn sở hữu chưa âm mà còn 3.132 tỷ đồng. Vì thế chưa đủ căn cứ để cho rằng số tiền mua căn nhà này được lấy từ nguồn tiền gửi của khách hàng như bản cáo trạng quy kết.

Ngoài ra, theo hồ sơ thể hiện, chưa có khách hàng nào gửi tiền tại Ngân hàng Đại Tín liên hệ rút tiền mà nhà băng này không có tiền để thanh toán cho khách hàng.

Tiếp tục trình bày, luật sư cho biết, việc định giá căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự là chưa bảo đảm tính khách quan: Định giá bằng phương pháp so sánh, nhưng lại lấy nhà ở vị trí đường Nguyễn Đình Chiểu, đường Lý Chính Thắng để đối chiếu là bất hợp lý. Vì cả 2 tuyến đường này là đường 1 chiều, mặt đường hẹp và xa trung tâm.

Từ khi hợp đồng mua bán căn nhà số 5 phạm Ngọc Thạch được giao dịch xong đến nay không phát sinh bất ký sự tránh chấp nào, phía ngân hàng đã nhận nhà và cho thuê với giá 525 triệu/tháng.

Tại phiên tòa, ông Hoàng Văn Toàn khai rằng mục đích mua căn nhà này là để làm Trụ sở chính của Ngân hàng Đại Tín, giá nhà tương đương 25.000 lượng vàng SJC tại thời điểm mua nhà, tức là bà Phấn không lấy tiền lời vì trước đây bà mua bằng vàng.

Luật sư mong HĐXX, VKS xem xét, tuyên bố bà Phấn cùng những người liên quan không có hành vi phạm tội theo như cáo trạng truy tố.

Đối với hành vi hạch toán thu - chi khống, gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín, luật sư Thụy trình bày, trong phần xét hỏi của các luật sư về các khoản vay, việc sử dụng các khoản vay, xác định nợ, những người đại diện công ty Phương Trang đã không trả lời chính vào các nội dung hỏi của các luật sư hoặc không trả lời, mang đến việc xét hỏi tại phiên tòa không có hiệu quả

Nội dung xác nhận của Phương Trang dường như được VKS ghi nhận toàn bộ trong cáo trạng và phần kết luận của VKS ngày hôm nay. Chúng tôi cho rằng, nội dung kết luận của bản cáo trạng và phần luận tội của VKS tại tòa là không đánh giá chứng cứ khách quan, toàn diện, không thể hiện rõ tính chất của vụ án gây bất lợi cho các bị cáo

Những người đứng đầu trong nhóm Phương Trang đã xác nnhận tổng dư nợ tại đại tín ngày 2/3/2013 là 4.523 tỷ đồng và lãi là 1.059 tỷ đồng, trái phiếu mà Công ty Trường Vỹ mua lại là 132,8 tỷ đồng và 38,2 tỷ đồng.

Hồ sơ 82 khoản vay, 1 khoản nợ bắt buộc và phát sinh trái phiếu 2.000 tỷ đồng đến nay về mặt thủ tục giải ngân, chứng cứ, chưa có 1 tài liệu nào được coi là giả mạo hoặc về phía Phương Trang không thừa nhận

Theo xác nhận của CB, trên hồ sơ thể hiện 16.486 tỷ đã được Ngân hàng Đại Tín giải ngân cho bên vay đúng theo quy định và chứng từ phải trả nợ gốc còn lại là 9.437 tỷ cùng với các khoản lãi phát sinh thuộc về các cá nhân công ty đã vay tiền của Đại Tín đến nay còn nợ và để thực hiện quyền đòi nợ của mình CB đã khởi kiện tại tòa án có thâm quyền đối với 26 khoản vay trong số 46 khoản vay còn nợ.

Phía công ty Phương Trang cho rằng, bà Phấn và Đại Tín biết công ty Phương Trang có nhiều BĐS, và cần vay vốn kinh doanh nên buộc Phương Trang phải ký trước các hợp đồng tín dụng, các ủy nhiệm chi, séc rút tiền mặt là không có căn cứ. Vì Phương Trang không nêu được bà Phấn và Đại Tín đã ép buộc như thế nào.

Trong số 82 khoản vay, 1 khoản phát hành trái phiếu 2.000 tỷ đồng, với số tiền 16.486 tỷ đồng: hồ sơ vay đều do Phương Trang lập đúng quy định, sau khi được giải ngân đều được sử dụng nguồn tiền vay thông qua ủy nhiệm chi, séc.

Tại tòa, đại diện Phương Trang vẫn thừa nhận các giấy ủy nhiệm chi, séc đều do Phương Trang phát hành, sau đó mới chuyển qua cho bà Phấn. Như vậy, vấn đề đặt ra là tại sao những người đứng đầu trong nhóm Phương Trang lại thực hiện như vậy?.

Theo luật sư Thủy, nếu công ty Phương Trang không nợ Đại Tín và có tranh chấp nợ thì tại sao thanh tra Ngân hàng mời làm việc lại né tránh, không hợp tác.

Về 82 khoản vay, luật sư cho biết, tại tòa, đại diện công ty Phương Trang đã xác nhận: tổng số tiền nhóm Phương Trang thực nhận là 3.936 tỷ đồng và cũng chưa trả bất kỳ khoản nợ nào cho Đại Tín. Tuy nhiên, theo tài liệu, đại diện CB xác nhận đã giải ngân 16.486 tỷ đồng cho 82 khoản vay này.

Theo nhật ký thu chi của công ty Phương Trang thể hiện công ty Phương Trang rút tiền từ Ngân hàng Đại Tín với số tiền trên 9.000 tỷ đồng chứ không phải 3.936 tỷ. Ngoài ra, còn 1 số khoản vay mà Phương Trang cho rằng không nhận tiền và được bản cáo trạng ghi nhận, nhưng theo tài liệu đã được giải ngân và người vay cũng biết rõ việc giải ngân.

Theo luật sư Thủy, công ty Phương Trang có theo dõi đầy đủ các khoản nợ, thể hiện qua sổ nhật ký quỹ, vay khoản sau trả nợ cho khoản trước, nhưng đã cố tình không biết, không nhận nợ của các khoản vay trong nhóm Phương Trang, đẩy trách nhiệm cho Hứa Thị Phấn cùng những người có liên quan.

Luật sư cũng cho rằng, theo số liệu có trong hồ sơ vụ án và đã được công khai tại tòa, nếu chỉ có bà Phấn cũng những người liên quan trong Đại Tín thì không thể hoàn tất hành vi thực hiện tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” thông qua hành vi lập khống chứng từ.

Để xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa để trả hồ sơ cho VKS tiếp tục điều tra làm rõ.

xet xu vu an tai ngan hang dai tin can phai tra ho so dieu tra bo sung [Live] Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín chiều 23/5: 'Nút thắt' sẽ được các luật sư làm rõ trong phần tranh luận?

Phiên tòa xét vụ vụ án xảy ra tại Ngân hàng Đại Tín đang bước vào giai đoạn tranh luận của các luật sư đối ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.