'Xin cha mẹ đừng nhân danh tình yêu để thay đổi xu hướng tính dục của con'

"Rất nhiều trường hợp người LGBT bị bạo hành từ gia đình mình chỉ bởi cha mẹ đã nhân danh tình yêu thương để mong thay đổi được xu hướng tính dục hay bản dạng giới mà bạn đó thể hiện."
xin cha me dung nhan danh tinh yeu de thay doi xu huong tinh duc cua con Ngày Gia đình Việt Nam: Phải làm gì khi cha mẹ biết mình là LGBT
xin cha me dung nhan danh tinh yeu de thay doi xu huong tinh duc cua con Đám cưới hạnh phúc của cặp đồng tính được gia đình ủng hộ hết mình

Trong hành trình công khai mình là ai, những LGBT luôn phải đối mặt với nhiều rào cản đến từ phía gia đình và xã hội. Không ít các LGBT cho rằng, vượt qua sự thách thức của xã hội dường như còn dễ dàng hơn so với hành trình tìm sự đồng cảm thấu hiểu, ủng hộ từ phía gia đình. Vậy điều gì khiến cho khoảng cách của LGBT với gia đình vẫn còn xa vời như vậy? Và làm thế nào để gia đình trở thành điểm tựa giúp những LGBT có thể vượt qua mọi chướng ngại vật trong cuộc sống?

Để tìm được lời đáp cho hai câu hỏi ấy, hơn 5 năm qua, kể từ khi nhận ra đứa con trai là đồng tính, cô Cao Thị Kim Châu (TP Hồ Chí Minh) đã quyết định bước vào một hành trình “hiểu về con” bằng tất cả tình yêu thương. Và rồi, trên chặng đường dài ấy, cô đã nhận ra rằng: “Gia đình không nhất thiết phải là việc kết hợp tình dục của chỉ người nam và người nữ, không chỉ để sinh con đẻ cái cho người khác. Gia đình là để yêu thương, để mang hạnh phúc đến cho nhau.”

xin cha me dung nhan danh tinh yeu de thay doi xu huong tinh duc cua con
Cô Cao Thị Kim Châu là một trong những nhà vận động phong trào quyền LGBT. (Ảnh: NVCC).

Cùng trò chuyện với cô Kim Châu để lắng nghe những chia sẻ của cô về mối quan hệ giữa cha mẹ và con là LGBT:

- Theo cô, lý do vì sao những người làm cha, làm mẹ lại khó chấp nhận ngay việc con mình là LGBT khi con công khai mình là ai?

Phần đông các bậc phụ huynh không hề hiểu khái niệm LGBT là gì. Nếu có thì một số ít nhìn nhận và cho là hiện tượng đó xảy ra ở đâu đó chứ không hề hiện diện ở gia đình mình. Họ có niềm tin chắc chắn trong suốt quá trình nuôi dạy đứa trẻ rằng đã hiểu hết về con mình theo hệ nhị nguyên, chỉ có giới tính nam và nữ, chỉ có tình yêu nam - nữ và hôn nhân – gia đình chỉ thực thi dưa trên mối quan hệ nam – nữ.

Việc con công khai mình là đồng tính, song tính hay chuyển giới khiến cho niềm tin đó bị phá vỡ. Đứa trẻ trở nên xa lạ so với cách nhìn nhận theo số đông. Họ khó chấp nhận sự khác biệt này khi chưa biết dựa vào cơ sở lý luận nào để sẵn sàng hiểu về nó. Mặt khác, họ còn bị đối diện và tác động bởi rất nhiều thông tin sai lệch, xấu xa từ định kiến và sự kì thị của xã hội dành cho cộng đồng này.

xin cha me dung nhan danh tinh yeu de thay doi xu huong tinh duc cua con
Cô Kim Châu cầm cờ trong chiến dịch "Tôi đồng ý". (Ảnh: NVCC).

- Làm thế nào để khoảng cách giữa cha mẹ và con cái trở nên được rút ngắn trong một hành trình cùng thấu hiểu từ hai bên?

Khoảng cách 2 thế hệ luôn là vấn đề trong các gia đình Việt Nam, từ cách nhìn nhận cuộc sống, đối nhân xử thế, chọn lựa nghề nghiệp theo đam mê, chọn lựa bạn đời hay việc sinh con và nuôi dạy con. Khoảng cách đó càng lớn khi thế hệ cha mẹ không hề được giáo dục về LGBT và không hề có thông tin đúng đắn nào về cộng đồng này. Sẽ rất khó rút ngắn khoảng cách này nếu các thành viên thiếu tin tưởng và tôn trọng nhau, thiếu sự chia sẻ thừa nhận nhau trong tình yêu thương và thấu hiểu của những người sống chung dưới một mái nhà.

Theo tôi, các thành viên cần tạo cơ hội để trao đổi về các vấn đề của bản thân, của xã hội, của môi trường làm việc và học tâp, chân thành chia sẻ các khó khăn, các mối bận tâm và cùng các giải pháp từ thành viên khác trong gia đình. Trong một mối liên kết ân cần, gần gũi và ấm áp đó, mọi áp lực và trở ngại sẽ dễ dàng được hóa giải hơn.

- Dường như có một thực tiễn đang diễn ra “đều đặn” trong mỗi gia đình Việt, đó là sự áp đặt và kỳ vọng của cha mẹ với danh nghĩa tình thương để “uốn” con mình vào khuôn khổ. Quan điểm của cô về vấn đề này?

Như tôi đề cập ở trên, thật sự con cái trong gia đình Việt thường bị quy chụp bởi chữ Hiếu khi nói đến cách cư xử đối với cha mẹ mình. Ở Việt Nam, cãi lời cha mẹ được cho là bất hiếu. Từ đó có biết bao bi kịch đã xảy ra để bảo toàn chữ Hiếu này như bỏ rơi người mình yêu thương để kết hôn với người được cha mẹ chọn lựa, từ bỏ đam mê nghề nghiệp để làm việc theo ý muốn của cha mẹ, không dám nắm bắt cơ hội phát triển bản thân để đi xa vì sợ mang tiếng không chăm sóc cha mẹ….

Hiện nay, bi kịch đó đang rơi vào cộng đồng LGBT khi các bạn luôn cho rằng mình có lỗi với cha mẹ vì đã không sống đúng như cha mẹ mong muốn mặc dù được sinh ra từ tình yêu thương của cha mẹ mình và hoàn toàn không có lỗi lầm gì. Rất nhiều trường hợp người LGBT bị bạo hành từ gia đình mình chỉ bởi cha mẹ đã nhân danh tình yêu thương để mong thay đổi được xu hướng tính dục hay bản dạng giới mà bạn đó thể hiện.

Sự lo lắng vô cớ và nỗi sợ hãi từ định kiến xã hội dành cho con mình đã đẩy nhiều bậc cha mẹ đi quá giới hạn của tình yêu thương, gây nên tội ác đối với con mình thay vì phải tin con, hiểu con và mạnh mẽ để bảo vệ nó.

xin cha me dung nhan danh tinh yeu de thay doi xu huong tinh duc cua con
Cô Kim Châu (đứng giữa) chụp ảnh cùngViện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo trong hội nghị tham vấn công chúng về dự thảo luật Hôn nhân gia đình sửa đổi. (Ảnh: NVCC).

- Là một người mẹ có con là LGBT đồng thời cũng là một nhà hoạt động tích cực trong phong trào vận động và bảo vệ quyền cho người LGBT, cô suy nghĩ như thế nào về vai trò của gia đình thông qua “Hành trình hiểu về con”?

Cùng với việc phải bên cạnh con giai đoạn trưởng thành để điều chỉnh, giáo dục, hướng dẫn con trong việc giáo dục giới tính, văn hóa trao nhận trong tình yêu, chăm sóc sức khỏe sinh sản… Các bậc cha mẹ và nhà giáo dục cần chủ động tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức nhất định về đa dạng tính dục và thái độ đúng đắn trong việc tôn trong sự khác biệt của cuộc sống này.

Sự đa dạng giúp cuộc sống chúng ta nhiều màu sắc hơn, phong phú hơn. Chính sự thấu hiểu và yêu thương con vô điều kiện, không ép buộc, không mong cầu đứa trẻ phải sống một cuộc sống khác…sẽ giúp chắp thêm đôi cánh cho con được bay vào cuộc sống này vững vàng hơn.

- Có hay chăng quan điểm về hai từ “gia đình” trong xã hội hiện nay cần có sự thay đổi và nhận thức khác từ phía tất cả mọi người?

Gia đình là để yêu thương, để mang hạnh phúc đến cho nhau. Gia đình được tạo nên bởi hai thực thể tự nguyện đến bên nhau thông qua tình yêu, bất kể họ là ai. Không nhất thiết phải là việc kết hợp tình dục của chỉ người nam và người nữ, không chỉ để sinh con đẻ cái cho người khác. Việc có con hay không là quyết định của hai đối tác trong hôn nhân.

Không nhất định phải có hôn nhân để ràng buộc một người nào khác mà mình không yêu thương, hay chỉ để làm vui lòng cha mẹ.

Mục đích sau cùng của các bậc cha mẹ là được nhìn thấy con hạnh phúc trong việc tìm thấy tình yêu của chính mình. Vì thế, xin hãy trao cho các con quyền được yêu thương, quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền được sống như chính bản thân chúng mong muốn miễn điều đó không gây phương hại đến người khác.

- Cám ơn cô về cuộc trò chuyện này!

xin cha me dung nhan danh tinh yeu de thay doi xu huong tinh duc cua con Ngày gia đình Việt Nam: Ngắm khoảnh khắc hạnh phúc của các gia đình LGBT

Trong ngày Gia đình Việt Nam, một trong những ước mơ của cộng đồng LGBT Việt là có những khoảnh khắc hạnh phúc với mái ...

xin cha me dung nhan danh tinh yeu de thay doi xu huong tinh duc cua con Xúc động bộ ảnh 'khi ba ta về chung một nhà' của chàng chuyển giới trong ngày Gia đình Việt Nam

Bộ ảnh hạnh phúc của gia đình chàng trai chuyển giới với tựa đề "khi ba ta về chung một nhà" khiến bất kì ai ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.