Xử nguyên Phó chánh thanh tra nhận hối lộ: 'Thanh toán tiền luật trên đường'

“Viện kiểm sát truy tố bị cáo là oan cho bị cáo. Bị cáo từ chối trả lời tất cả các câu hỏi của vị kiểm sát viên”, bị cáo Trọng trả lời trước tòa.
 

Ngày 15/9, TAND tỉnh Đắk Nông đưa ra xét xử sơ thẩm lần 2 vụ đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Trạm cân lưu động số 56 thuộc Sở GTVT Đắk Nông vào năm 2014.

Hai bị cáo gồm Lê Đình Trọng (41 tuổi, nguyên phó chánh thanh tra giao thông tỉnh Đắk Nông) bị xét xử tội nhận hối lộ và Nguyễn Trọng Toàn (37 tuổi, trú TP.HCM) bị xử tội đưa hối lộ.

Từ chối trả lời câu hỏi của kiểm sát viên

pho chanh thanh tra giao thong tu choi tra loi tat ca cau hoi cua kiem sat vien
Bị cáo Toàn tại tòa. Ảnh: Trang Anh

Trong phần xét hỏi, HĐXX tách hai bị cáo để tiến hành xét hỏi riêng. Bị cáo Toàn được đưa ra xét hỏi đầu tiên.

Trước HĐXX, bị cáo Toàn cho rằng, bị cáo chuyển 5 triệu cho Trọng là với mục đích cảm ơn, do trước đó Trọng đã xin xe cho mình. Còn lần chuyển 15 triệu, bị cáo khai, do nhận thấy anh Trọng khó khăn nên chuyển tiền để giúp đỡ. Lần chuyển tiền này chỉ để hỏi thăm sức khỏe. Bị cáo cũng cho rằng, những lần chuyển tiền bị cáo không nhận được bất kì lợi ích gì từ việc chuyển tiền này.

Về việc về bị cáo chuyển 15 triệu đồng và ghi là “thanh toán tiền luật trên đường” thì bị cáo nói, không biết tại sao vợ lại chuyển và ghi như vậy. Bị cáo chỉ nói vợ chuyển gấp 15 triệu vào số tài khoản của Trọng.

Tại phiên tòa, bà Phạm Thị Thư, vợ bị cáo Toàn cho rằng, tại thời điểm chuyển tiền bà không phân biệt được Công an giao thông và Thanh tra giao thông là như thế nào. Chỉ nghe chồng bà nói quen biết bên giao thông nên nghĩ là xe vi phạm luật giao thông nên khi chuyển tiền và ghi “thanh toán tiền luật trên đường”.

pho chanh thanh tra giao thong tu choi tra loi tat ca cau hoi cua kiem sat vien
Bị cáo Trọng từ chối trả lời tất cả các câu hỏi của vị đại diện VKS. Ảnh: Trang Anh

Đến phần xét hỏi bị cáo Trọng, bị cáo cho rằng, thanh tra giao thông không có quyền dừng xe, mà khi phát hiện xe có dấu hiệu vi phạm thì CSGT có nhiệm vụ dừng xe sau đó thanh tra sẽ tiến hành cân xe và kiểm tra dấu hiệu vi phạm.

Về việc hai khoản tiền bị cáo Toàn chuyển cho mình, bị cáo Trọng cho rằng, khoản tiền 5 triệu đồng Toàn chuyển là do trước đó Toàn nợ bị cáo, sau khi bị cáo hỏi thì Toàn chuyển lại trả.

Liên quan đến số tiền 15 triệu đồng bị cáo Toàn chuyển cho mình, bị cáo Trọng cho rằng, đó là tiền bị cáo mượn của Toàn.

“Tại thời điểm nhận tiền bị cáo không biết xe của bị cáo Toàn có qua trạm cân hay không”, bị cáo Trọng nói trước tòa.

Khi vị đại diện viện kiểm sát đặt ra các câu hỏi cho bị cáo Trọng, bị cáo đã từ chối trả lời tất cả các câu hỏi.

“Viện kiểm sát truy tố bị cáo là oan cho bị cáo. Bị cáo từ chối trả lời tất cả các câu hỏi của vị kiểm sát viên”, bị cáo Trọng trả lời trước tòa.

Cũng tại đây, bị cáo Trọng cho rằng, trong suốt quá trình giữ chức vụ Phó chánh thanh tra bị cáo chỉ kí một quyết định xử phạt.

VKS bác bỏ phân tích bào chữa của vị luật sư

pho chanh thanh tra giao thong tu choi tra loi tat ca cau hoi cua kiem sat vien
Luật sư Dương Lê Sơn phân tích tại phiên tòa. Ảnh: Trang Anh

Trong phần tranh luận, luật sư Dương Lê Sơn cho rằng, hồ sơ vụ án này có hàng trăm bản photo, bản in không con dấu và chữ ký của các cơ quan chức năng tập trung chủ yếu là các chứng cứ chứng minh quá khổ quá tải, chứng cứ xử lý vi phạm hành chính. Mặc dù ở cấp phúc thẩm đã yêu cầu khắc phục các vấn đề này nhưng đến nay cơ quan điều tra vẫn không khắc phục mà xem đây là chứng cứ buộc tội.

Cũng tại đây, vị luật sư trình bày trước tòa, Trạm cân 56 được thành lập và ông Trọng giữ chức trạm trưởng từ ngày 16/4/2014. Nhưng trong kết luận điều tra và cáo trạng cho rằng ngày 20/3/2014 bị cáo Trọng và bị cáo Toàn và sử dụng số điện thoại nhắn tin để thả xe 03 xe Container quá tải cho xe của bị cáo Toàn đi là không đúng, không có cơ sở bởi trạm chưa được thành lập thì không thể tổ chức cân xe quá tải. Theo lịch phân công công tác của Thanh tra sở Đắk Nông thì trong thời gian này người đi kiểm tra xử lý là Phó chánh thanh tra Lê Xuân Nhị.

Vị luật sư tranh luận, trong quá trình điều tra lại hiện nay, các điều tra viên cho toàn bộ những người có liên quan vẽ lại sơ đồ trạm cân. Tuy nhiên toàn bộ các sơ đồ trạm cân này gồm các BL số 1809, 1857, 1858, 1815, 2827, 2821, 2839, 2833, 2851, 2864, 2865, 2845 …..vv, hơn 20 bản sơ đồ trạm cân nhưng tất cả các sơ đồ trạm cân này đều không có ngày tháng năm vẽ

Theo luật sư Sơn, trạm cân 56 chỉ được cân 1 chiều nhất định và không được cân 2 chiều, nhưng cơ quan điều tra không làm rõ chiều cân xe, không xác định đúng địa điểm thời gian, không gian phạm tội cũng như sự việc phạm tội là không đúng nội dung và yêu cầu mà bản án phúc thẩm đã chỉ ra.

Cụ thể, từ tháng 4 đến tháng 6/ 2014 Trạm cân 56 đạt tại xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, được cân 1 chiều theo hướng từ Đắk Lắk đi TP HCM. Thời gian này toàn bộ các xe trên được vận chuyển theo lộ trình từ cửa khẩu Bu Prăng huyện Tuy Đức đi qua tỉnh lộ 1, ra quốc lộ 14 để đi về TP Hồ Chí Minh. Tất cả các chuyến xe này đều cách trạm cân 56 khoảng 120 km theo hướng ngược lại nên không có chuyện Trạm cân 56 bỏ qua lỗi quá tải. Tiếp đến, ngày 02/7 – 5/8 Trạm 56 đặt tại xã Đắk Ru, huyện Đắk Rlâp. Trong thời gian này có 26 chuyến được vận chuyển theo lộ trình từ cửa khẩu Bu Prăng huyện Tuy Đức đi qua tỉnh lộ 1, ra quốc lộ 14 để đi về TP Hồ Chí Minh. Nhưng theo quy định cân xe thì toàn bộ 26 chuyến xe này không phải vào trạm 56 để cân xe vì đi theo hướng ngược lại của trạm cân 56. Từ ngày 7/8 đến ngày 14/8 (Ngày ông Trọng không còn là trạm trưởng trạm cân) lúc này trạm cân đặt tại thị trấn Kiến Đức huyện Đắk Rlấp, được cân một chiều theo hướng từ Đắk Lắk đi TP HCM thì có tổng cộng 03 Chuyến xe đi qua. Các xe này đều không quá tải Quốc lộ khi vào cân xe.

‘Trong các lần điều tra, cơ quan điều tra và cáo trạng đều không chứng minh được vấn đề được việc quá khổ quá tải của các chuyến xe mà ông Toàn chỉ là người gọi xe để hưởng chênh lệch’, luật sư Sơn trình bày trước tòa.

pho chanh thanh tra giao thong tu choi tra loi tat ca cau hoi cua kiem sat vien
Đại diện VKS bác bỏ những phân tích của vị luật sư. Ảnh: Trang Anh

Tại phiên tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Trọng cho rằng, tại BL số 2307, 2308 biên bản làm việc giữa ông Lê Xuân Nhị và điều tra viên Hoàng Văn Thanh thể hiện nội dung: ngày 13/8/2014 ông Nhị ký văn bản phân công nhiệm vụ số 200. Nội dung văn bản phân công nhiệm vụ số 200 đó là giao cho Lê Đình Trọng được thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Chính vì thế cơ quan điều tra khẳng định Lê Đình Trọng có quyền xử lý vi phạm hành chính nên dẫn tới cáo buộc có quyền hạn và chức vụ để xử lý hành chính mà thực hiện hoặc không thực hiện.

Theo vị luật sư, tại Sổ công văn đi mà Sở giao thông vận tải cung cấp thì văn bản số 200 là văn bản tiếp nhận bàn giao Bộ cân lưu động kiểm tra tải trọng xe ngày 14/4/2014 chứ không phải là phân công nhiệm vụ của Thanh tra sở.

Không những thế, bị cáo Trọng không biết văn bản này và cũng không được thực hiện nhiệm vụ và quyền như phân công của văn bản số 200 này. Cho nên văn bản số 200 này là văn bản không có thật, không hợp pháp.

‘Tôi kiến nghị HĐXX xem xét tính hợp pháp của văn bản này cũng như trách nhiệm của điều tra viên và người liên quan khi thu thập và sử dụng chứng cứ này’, luật sư Sơn trình bày.

Tuy nhiên, đại diện VKS bác bỏ toàn bộ những phân tích của luật sư bào chữa cho bị cáo Trọng.

HĐXX tuyên bố kết thúc phần tranh luận và tiến hành nghị án kéo dài. HĐXX sẽ làm việc lại vào 16h ngày 18/9.

pho chanh thanh tra giao thong tu choi tra loi tat ca cau hoi cua kiem sat vien Xét xử sơ thẩm lần 2 với nguyên Phó chánh thanh tra ‘nhận hối lộ’

Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm lần 2, hai bị cáo và luật sư yêu cầu thay đổi kiểm sát viên (KSV) với lí ...

chọn
Hiện trạng khu đô thị du lịch 11.000 tỷ trên đảo Cát Bà của Vinaconex ITC
Cát Bà Amatina có tổng mức đầu tư 10.942 tỷ đồng, là một dự án bất động sản từ thời xa xưa, sau này lãnh đạo Vinaconex hậu thoái vốn đã khởi động lại vào năm 2020. Những năm qua, khu đô thị này vẫn trắng doanh thu và khiến chủ đầu tư 7 quý liên tiếp gồng lỗ.