Xử ông Trịnh Xuân Thanh: Em trai ông Đinh La Thăng nhận 5 tỷ đồng sau vụ bố trí ăn cơm trưa

Về khoản tiền 5 tỷ đồng, Thắng khai được Thái Kiều Hương chuyển đến và nói là "Em cám ơn anh".

Tại tòa, kiểm sát viên công bố cáo trạng cho thấy, thông qua môi giới của Huỳnh Nguyễn Quốc Duy, bị cáo Lê Hòa Bình (xin xét xử vắng mặt) – nguyên Chủ tịch HĐQT Cty CP xây dựng và dịch vụ 1/5, Cty Minh Ngân đã tiến hành mua toàn bộ cổ phần của Cty Xuyên Thái Bình Dương (PVP Land nắm 50,5%) tức mua toàn bộ đất tại dự án Nam Đàn Plaza (Hà Nội).

Do PVP Land thuộc PVC và Trịnh Xuân Thanh không đồng ý việc bán đất nên Lê Hòa Bình, Thái Kiều Hương - nguyên Phó TGĐ Cty CP đầu tư Việt Nam đã nhờ bị cáo Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng) tác động tới Thanh.

Sau đó, các bị cáo bán cổ phần ứng với diện tích đất của PVP Land tại Nam Đàn Plaza với giá 34 triệu đồng/m2, thấp hơn giá mua từ các cổ đông khác của Cty Xuyên Thái Bình Dương 18 triệu đồng/m2 tức PVP Land bị thiệt hại hơn 87 tỷ đồng. Sau đó, PVP Land đã thu lại hơn 5,8 triệu cổ phần nên thiệt hại chỉ còn hơn 45 tỷ đồng.

Trong số 87 tỷ đồng nói trên, Lê Hòa Bình đã chia 49 tỷ đồng cho các bị cáo, trong đó Trịnh Xuân Thanh nhận 14 tỷ đồng, Đinh Mạnh Thắng nhận 5 tỷ đồng… Hiện các bị cáo đã khắc phục một phần tiền chiếm đoạt.

Sau khi kiểm sát viên công bố cáo trạng, một luật sư đề nghị HĐXX cho cách ly các bị cáo để xét hỏi do lời khai của họ tại CQĐT mâu thuẫn với nhau.

HĐXX thẩm vấn vợ chồng bị cáo Đinh Mạnh Thắng và các bị cáo khác.

Nhận 5 tỷ đồng vì giúp mời ăn cơm

xu ong trinh xuan thanh em trai ong dinh la thang nhan 5 ty dong sau vu bo tri an com trua
Bị cáo Đinh Mạnh Thắng. Ảnh: TTXVN

Trả lời câu hỏi có được ai nhờ tác động để Trịnh Xuân Thanh đồng ý bán cổ phần? Thắng khai ông được Thái Kiều Hương nhờ bố trí ăn cơm cùng Thanh để trình bày công việc.

"Quá trình điều tra, bị cáo khai thế nào", thẩm phán cắt lời. Bị cáo Đinh Mạnh Thắng trả lời thời gian đã lâu, ông hoảng loạn nên chỉ nhớ Hương nhờ kết nối để ăn cơm cùng Trịnh Xuân Thanh. Khi ông Thanh đồng ý thì Thắng đưa Hương và ông Han Gi Cheol (Chủ tịch HĐQ kiêm Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Vietsan) đi ăn.

Đinh Mạnh Thắng khẳng định trong quá trình điều tra đã đối chất với Thái Kiều Hương. Em trai ông Đinh La nói chưa từng đề cập với Trịnh Xuân Thanh về việc có khách mua cổ phần PVP Land giá 52 triệu đồng/m2 đất dự án Nam Đàn Plaza.

"Như tôi đã nói thời gian đã lâu. Nội dung cuộc điện thoại tôi chỉ nói có chị Hương mời anh ăn cơm”, bị cáo Thắng nói và khẳng định hai bên không bàn bạc về việc mua cổ phần khi ăn cơm tại nhà hàng.

Thẩm phán đề cập đến biên bản đối chất ngày 19/12/2017, trong đó thể hiện Thắng và Hương thừa nhận có khách đặt cọc 100 tỷ để mua cổ phần của Công ty Thái Bình Dương. Do PVP Land là cổ đông chi phối nên muốn tác động để Thanh chấp thuận thoái vốn. Tuy nhiên, Đinh Mạnh Thắng phủ nhận việc này. "Như lời khai ban đầu, cuộc điện thoại không nói nhiều được như thế", bị cáo Đinh Mạnh Thắng nói tại tòa.

Về khoản tiền 5 tỷ đồng, Thắng khai được Thái Kiều Hương chuyển đến và nói là "Em cám ơn anh". Em trai ông Thăng khẳng định không biết nguồn gốc số tiền này như thế nào. Bị cáo này cho rằng được Hương cám ơn vì đã kết nối để gặp Trình Xuân Thanh trình bày công việc.

Vài ngày sau, Hương gọi điện nhờ Đinh Mạnh Thắng chuyển 14 tỷ đồng cho Trịnh Xuân Thanh. Do không có nhà nên Thắng bảo Hương mang tiền đưa cho vợ ông ta tại nhà riêng. Bị cáo Thắng nói không biết lý do Hương gửi tiền cho Thanh. Khi Chủ tịch HĐQT PVC hướng dẫn chuyển valy chứa 14 tỷ cho lái xe, ông Thắng đã làm theo.

Trả lời câu hỏi đến nay bị cáo nhận thức thế nào, Đinh Mạnh Thắng nói: "Tôi nghĩ tôi vô tình giúp Hương gặp Trịnh Xuân Thanh. Tôi không đồng phạm, mua bán thế nào tôi không biết".

Tại tòa, bị cáo Thắng nói khi khởi tố vụ án xảy ra tại công ty 1/5, ông đã chuyển lại 5 tỷ đồng cho Thái Kiều Hương. Sau đó ít ngày, bị cáo thông báo cho Trịnh Xuân Thanh về việc Thái Kiều Hương đề nghị trả lại 14 tỷ đồng.

Thắng cũng phủ nhận việc bàn bạc với Trịnh Xuân Thanh để khai với cơ quan điều tra rằng số tiền 19 tỷ do Thái Kiều Hương nắm giữ, chưa chuyển đến tay 2 bị cáo này. Do lời khai tại tòa của Đinh Mạnh Thắng có sự thay đổi, HĐXX đã công bố lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bà Nguyễn Thị Thanh Vân (vợ bị cáo Đinh Mạnh Thắng) trình bày: Bà có nhận túi đồ từ một người đàn ông. Vì trước đó chồng có gọi điện bảo nhận hộ đồ từ một người đàn ông nên bà Vân đã làm theo.

Bà Vân cho hay, sau đó đã giao lại túi cho chồng. Bà không mở ra nên không biết trong đó có gì.

Những lần nhận tiền tỷ

Trước đó, HĐXX đã xét hỏi bị cáo Đào Duy Phong (nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land).

Bị cáo Đào Duy Phong khai không tham gia, không biết việc thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần của PVP Land như cáo trạng quy kết. Ông Phong cho rằng mình làm việc theo quy chế của HĐQT. Khi TGĐ là người đại diện pháp nhân đề nghị HĐQT xem xét việc thoái vốn, bị cáo xin ý kiến và HĐQT đống ý quá bán. Dù bị cáo không đồng ý thì vẫn phải thông qua, đưa ra nghị quyết.

Ông Phong nói: “Bị cáo phải báo cáo PVC về việc thoái vốn. Ngày 30/3/2010, khi nhận tờ trình xin thoái vốn của TGĐ trình lên thì bị cáo ký 2 văn bản, 1 xin ý kiến các thành viên HĐQT của PVP Land và 1 xin ý kiến của PVC. Tờ trình của TGĐ thì giá chuyển nhượng cổ phần tương đương 13.000 đồng/1 cổ phần. Cuối tháng 3/2010, bị cáo nhận điện thoại của Chủ tịch Trịnh Xuân Thanh là có khách đến mua, không nói bán giá bao nhiêu. Bị cáo nói, trên muốn bàn thì dưới này cũng đang muốn thoái vốn. Sau đó, Đinh Văn Thắng cũng điện thoại bảo dẫn khách đến và bị cáo Hương, Duy vào phòng bị cáo truyền đạt ý kiến Trịnh Xuân Thanh là đất có giá 40 triệu đồng/m2 nhưng Cty chỉ bán với giá 34 triệu đồng/m2 thôi… Ngay trong ngày Duy và Hương tới, bị cáo lập tờ trình bán đất với giá không thấp hơn giá 34 triệu đồng. Về sau khi CQĐT đưa ra hợp đồng đặt cọc bị cáo mới biết giá đất thật của dự án”.

Bị cáo Phong khai thêm bản thân đã được nhận 10 tỷ đồng phần chênh lệch giá từ bị cáo Thái Kiều Hương và Lê Hòa Bình tại phòng của Huỳnh Nguyễn Quốc Duy. Theo ông Phong, ông được nhận số tiền này vì đã ký đồng ý việc bán đất tại Nam Đàn Plaza.

Được đối chấp, bị cáo Duy khai không đưa 10 tỷ đồng này cho Phong. Tuy nhiên, bị cáo Thái Kiều Hương thừa nhận lời khai của Đào Duy Phong. Bà Hương nói: “10 tỷ đó lúc đầu không phải chi cho Phong nhưng sau đó Duy lại bảo phải đưa tiền cho Phong. Bị cáo không muốn nhưng lái xe và thủ quỹ gọi điện cho anh Bình bảo đã rút được tiền nên phải đưa”.

Về việc chi tiêu 10 tỷ đồng nói trên, ông Phong khai: “10 tỷ đồng trên đã đưa cho Nguyễn Ngọc Sinh giải quyết một số việc của cơ quan. Bị cáo đã báo cáo lại việc chi tiền này cho ban giám đốc của PVC và anh Đinh La Thăng – Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Bị cáo cũng chuyển cho một số đối tác khác của Cty nhưng khi đòi họ đã trả”.

Tiếp đến, bị cáo Nguyễn Ngọc Sinh – nguyên TGĐ PVP Land khai được Nguyễn Sỹ Hùng (đã mất) – nguyên Trưởng phòng Kinh tế Kế hoạch PVP Land báo cáo Lê Hòa Bình đã ký hợp đồng đặt cọc mua cổ phần tức mua đất của PVP Land với giá 52 triệu đồng/2 với điều kiện là thời hạn sử dụng đất là 50 năm, đã nộp thuế sử dụng đất 30 năm.

Bị cáo từ chối vì sổ đỏ chỉ có thời hạn 30 năm… Việc ký hợp đồng giá 34 triệu đồng/m2 không có điều kiện tính ra cao hơn giá 52 triệu đồng/m2… Bị cáo gặp Duy một lần vào chiều 31/3/2010. Khi đó bị cáo Phong gọi bị cáo lên bảo Duy muốn mua cổ phần. "Anh Duy có nói giá là 34 triệu/m2 và thời hạn sử dụng đất theo nguyên trạng. Vậy bị cáo đồng ý bán cho Duy”, bị cáo Sinh khai nhận.

xu ong trinh xuan thanh em trai ong dinh la thang nhan 5 ty dong sau vu bo tri an com trua [Live] Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 24/1: Luật sư của Trầm Bê tham gia bào chữa

Chiều nay (24/1), phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê tiếp tục làm việc với phần tranh luận của các luật sư bào chữa ...

xu ong trinh xuan thanh em trai ong dinh la thang nhan 5 ty dong sau vu bo tri an com trua Đại án Phạm Công Danh: Bị cáo không ngờ được làm giám đốc là bất hạnh

"Lúc được đứng tên giám đốc công ty, bị cáo không nghĩ việc này sẽ đưa mình đến bất hạnh. Khi cơ quan điều tra ...

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.