Xử phúc thẩm vụ tham nhũng tại Vinashinlines: Giang Kim Đạt chối tội

Trong phiên xử phúc thẩm đại án tham nhũng xảy ra tại Vinashinlines chiều nay, Giang Kim Đạt cho rằng mình bị oan

Chiều 17/8, TAND Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục phiên xử Đại án tham nhũng xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương (Vinashinlines)

Cựu TGĐ khai đã khắc phục hết hậu quả

Bản án sơ thẩm quy kết, từ 2006 – 2008, với tư cách TGĐ Vinashinlines, Trần Văn Liêm (SN 1955) cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, thông qua công ty môi giới đàm phán, thỏa thuận với công ty bán tàu, công ty thuê tàu để lấy tiền hoa hồng hoặc tiền gửi giá vào hợp đồng mua bán 3 tàu, hợp đồng cho thuê 9 tàu của Vinashinlines, để tiền ngoài sổ sách kế toán của Vinashinlines nhằm chiếm đoạt.

Trong đó, Liêm được xác định đã nhận từ Đạt 150.000 USD tiền “hoa hồng” mua 3 tàu, cũng như sử dụng tiền “chênh lệch gửi giá” để mua ô tô Mercedes và căn hộ ở TP.HCM và mảnh đất ở Nha Trang, Khánh Hòa.

Theo HĐXX, trong vụ án này Liêm được đánh giá giữ vai trò chính, hưởng lợi hơn 3,1 tỷ đồng.

Tại tòa, Liêm thừa nhận đã 3 lần nhận 150.000 USD từ Giang Kim Đạt (SN 1977 – cựu quyền trưởng phòng kinh doanh của Vinashinlines)

Theo Liêm thì mỗi lần cầm tiền Đạt đều nói rằng đó là tiền mà Đạt xin được trong việc mua tàu để cho anh em trong công ty. Sau đó, Liêm khai đã đưa cho kế toán trưởng Trần Văn Khương 110.000 USD.

“Đến thời điểm Khương không còn giữ chức vụ kế toán trưởng của Vinashinlines, thì số tiền này đã được chi hết. Chứng từ chi tiêu số tiền 110.000 USD này cũng được bị cáo Khương tiêu hủy bằng máy cắt giấy trong công ty” – Liêm trình bày.

Về số tiền 40.000USD, Liêm khai nhận có để riêng nhưng đều chi cho các hoạt động của công ty. Do không có sổ sách, chứng từ Liêm không giải trình được nên nhận hết trách nhiệm về số tiền này.

“Gia đình bị cáo đã khắc phục hết toàn bộ số tiền 40.000 USD” – Liêm trả lời HĐXX.

Sau đó, Liêm phủ nhận vai trò chính trong vụ án mà trước đó được tòa án cấp sơ thẩm quy kết.

“Bị cáo xin xem xét lại vì mức án tử hình mà tòa án sơ thẩm quy kết là quá nặng đối với bị cáo” – Liêm trình bày.

dai an vinashinlines giang kim dat noi minh bi oan
Trần Văn Liêm khai gia đình đã khắc phục toàn bộ số tiền 40.000 USD

Giang Kim Đạt chối tội

Trái ngược với cựu TGĐ Vinashinlines, Giang Kim Đạt tiếp tục phủ nhận tội “Tham ô tài sản” mà bản án sơ thẩm đã tuyên. Theo Đạt, số tiền gần 16 triệu USD (khoảng 260 tỷ đồng) bị quy kết là tiền tham ô từ từ “hoa hồng” mua tàu và “chênh lệch giá cước” cho thuê tàu là tiền có được từ kinh doanh dịch vụ hàng hải.

Đạt cho hay, bản thân Đạt còn có một khoản tiền ở nước ngoài, trong đó có khoảng 3-4 tài khoản ở Singapore.

“Trong tài khoản của bị cáo còn có khoảng vài triệu USD. Số tiền này do bị cáo đầu tư mua bán bất động sản ở nước ngoài” – Đạt trình bày.

Trước những lời chối tội này, HĐXX đã công bố lời khai của Đạt tại CQĐT.

Theo HĐXX, việc quyết định mua tàu, bị cáo Liêm thường gọi bị cáo Đạt lên phòng chỉ đạo, yêu cầu phải thỏa thuận với phía nước ngoài để được hưởng 1-2% giá trị mua tàu hoặc gửi giá tàu.

Trình bày về lời khai này, Đạt thừa nhận mình có khai như vậy nhưng lời khai thời điểm đó không đúng sự thật.

“Sở dĩ bị cáo phải khai như vậy là do bị ép buộc” – Đạt trả lời HĐXX.

Sau đó, chủ tọa phiên tòa tiếp tục công bố lời khai của bị cáo Giang Văn Hiển (bố đẻ Đạt) tại CQĐT với nội dung số tiền mà Đạt được hưởng, thực tế là tiền thuộc Vinashinlines. Đạt nhờ bố mở tài khoản vì thu nhập này là bất hợp pháp nên phải che giấu. Lúc này, Đạt cho rằng Hiển đã khai báo không đúng sự thật.

Ngày mai HĐXX sẽ tiếp tục làm việc.

dai an vinashinlines giang kim dat noi minh bi oan Vụ án đi xem bóng đá bị bắn trọng thương: Nã đạn liên tục vào nhà dân

Võ Minh Thành mang theo súng gây hậu quả làm 3 người bị thương phạm vào tội Gây rối trật tự công cộng theo quy ...

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.