Xúc động với 'tâm sự bằng thơ' của thầy cô với ngành sư phạm

Lời tâm tình của thầy cô về những trăn trở và tình yêu với nghề sư phạm đã được gửi gắm qua những câu thơ giản dị, mộc mạc khiến ai đọc cũng thấy xúc động.
xuc dong voi tam su bang tho cua thay co voi nganh su pham Xác định điểm sàn riêng không phải là 'cây đũa thần' cho ngành Sư phạm
xuc dong voi tam su bang tho cua thay co voi nganh su pham Giải pháp gỡ vụ '3 điểm đỗ sư phạm': Các trường Sư phạm sẽ có điểm sàn riêng
xuc dong voi tam su bang tho cua thay co voi nganh su pham ĐH Sư phạm Hà Nội 2 lấy điểm xét tuyển bổ sung đợt 1 thấp nhất là 16,5 điểm
xuc dong voi tam su bang tho cua thay co voi nganh su pham Điểm vào sư phạm 'rớt thảm': 'Đóng cửa các trường cao đẳng là giải pháp cực đoan'

Trong những ngày gần đây, dư luận xã hội dường như "chao đảo" trước thực trạng nhiều trường lấy điểm trúng tuyển vào ngành sư phạm quá thấp. Nhiều chuyên gia cho rằng, điều này cũng phản ánh một phần sự "thờ ơ, không mặn mà" của các thí sinh khiến cho ngành sư phạm có dấu hiệu "rớt giá" trong mùa tuyển sinh năm nay.

Ngày 16/8, Bộ GD&ĐT sẽ áp dụng mức điểm sàn riêng dành cho các trường sư phạm từ năm 2018 để nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Với rất nhiều diễn biến mới của tình hình tuyển sinh sư phạm nói riêng và bức tranh sư phạm nói chung, khiến không ít thầy cô, phụ huynh và học sinh đều có những lo lắng nhất định.

"Sau tất cả em vẫn là cô giáo..."

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những thầy cô đang ngày ngày đứng trên bục giảng và say sưa với nghề mình đã chọn - nghề sư phạm để gieo mầm kiến thức cho bao thế hệ học trò. Mới đây, cô giáo Nguyễn Lan Hương - Giáo viên dạy Tiếng Anh tại Trường THPT Hoài Đức B (Hà Nội) đã sáng tác một bài thơ nói lên tình yêu nghề, động viên các em chọn ngành sư phạm.

xuc dong voi tam su bang tho cua thay co voi nganh su pham
Cô giáo Nguyễn Lan Hương - Giáo viên dạy Tiếng Anh tại Trường THPT Hoài Đức B (Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Sau đây là nguyên văn bài thơ:

SAU TẤT CẢ EM VẪN LÀ CÔ GIÁO

Kệ tất cả, em vẫn là cô giáo

Mặc những bon chen toan tính thiệt hơn

Mặc những gièm pha chê trách tủi hờn

Rằng: "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm".

Kệ tất cả, em vẫn là cô giáo

Dù mai sau còn biên chế hay không

Dù ngoài kia đời còn lắm bão giông

Lương thấp lắm, phải lo toan từng bữa.

Kệ anh đấy, nếu chọn thêm lần nữa

Em vẫn làm một cô giáo thôi anh

Nghề của em gieo những ước mơ xanh

Vui lặng lẽ bên từng trang giáo án.

Em mong lắm một ngày mai sáng lạn

Chẳng còn phải lo cơm áo gạo tiền

Chẳng chạy theo những thay đổi triền miên

Vui vẻ sống bên anh - làm cô giáo.

Hà Nội, 17/8/2017.

Chia sẻ với chúng tôi, cô Lan Hương cho biết: "Vì không phải dân chuyên văn nên tôi rất ít khi làm thơ, chủ yếu là viết theo cảm hứng. Trong bối cảnh những ngày qua, nhiều trường sư phạm lấy điểm trúng tuyển quá thấp, nguyên nhân một phần có thể là do thiếu thí sinh đăng ký dự thi.

Là giáo viên đã công tác trong ngành nhiều năm nay, tôi luôn mong muốn các em học sinh hãy thật vững tâm, chuẩn bị cho mình những hành trang trí thức vững chãi ở bậc phổ thông trước khi bước lên bậc học cao hơn rồi ra xã hội. Các em đừng quá bi quan nếu như lựa chọn ngành sư phạm.

Nghề nào cũng có đặc thù riêng, nhưng theo tôi cảm nhận, nghề sư phạm vẫn mang một 'chất' gì đó rất riêng mà không nghề nào có được. Dẫu còn đó những vất vả, lo toan và cả tủi hờn, nhưng những giáo viên chúng tôi vẫn luôn sắt son và gắn bó với nghề để là những người lái đò đưa các em cập bến tri thức thành công".

Được biết, bài thơ này do cô Lan Hương sáng tác ngay tại trường khi đi dạy học sáng nay dưới tiết trời có những cơn mưa rào cuối hạ của Hà Nội.

Cớ sao em không chọn ngành sư phạm?

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xin trích đăng bài thơ "Cớ sao em không chọn ngành sư phạm?". Người sáng tác là thầy giáo Tôn Sỹ Dũng - Giáo viên dạy Hóa học tại Trường THCS Võ Xán (Tây Sơn, Bình Định).

xuc dong voi tam su bang tho cua thay co voi nganh su pham
Hình ảnh học sinh vùng cao ở tỉnh Bắc Kạn học trong lớp học còn nhiều khó khăn. Ảnh: Ha Thao.

Sau đây là nguyên văn bài thơ:

"CỚ SAO EM KHÔNG CHỌN NGÀNH SƯ PHẠM?"

Cớ sao em không chọn ngành sư phạm?

Gia đình ta cũng gia giáo cơ mà

Anh hỏi nhiều... lòng em thấy xót xa!

Ngày tốt nghiệp làm hồ sơ xin việc

Mười sáu năm với bao nhiêu luyến tiếc!

Mơ mộng nhiều rồi thất vọng bấy nhiêu

Trăm hồ sơ chỉ lấy một chỉ tiêu

Đôn đáo mãi... em chùn chân gối mỏi!

Vào tập sự với đồng lương còm cõi

Bạn bè em... chín điểm cũng vào trường

Hai ngàn mười...Thầy Cô sống bằng lương!

Bảy năm qua... hứa nhiều rồi thất hứa!

Anh đừng hỏi! Cho em quyền chọn lựa

Có việc làm... Bố Mẹ đỡ lo toan

Em lớn rồi phải hiểu đạo làm con

Thôi anh nhé! Mình phải cần bình tĩnh!

Tương lai em... với số không tròn trĩnh

Chắc kiếp này... em không chọn đâu anh.

Theo chia sẻ của thầy Tôn Sỹ Dũng, bài thơ này là những tâm tình và trăn trở về nghề giáo mà thầy đã gắn bó bao năm qua. Mong muốn lớn nhất của thầy cũng như bao thầy cô khác là, Bộ GD&ĐT hãy tìm những giải pháp quyết liệt để giúp ổn định đời sống cho giáo viên. Nâng cao sức hút và vị thế của ngành sư phạm trong mắt thí sinh.

Chứ "Từ hai nghìn mười (năm 2010) đến bây giờ, lời hứa giáo viên sẽ sống được bằng lương" dường như vẫn chưa thành hiện thực ở nhiều nơi. Nhiều giáo viên vùng cao dù gặp muôn trùng khó khăn nhưng vẫn quyết tâm bám trụ lại với nghề sư phạm, vì tương lai của các em học sinh mà thôi.

xuc dong voi tam su bang tho cua thay co voi nganh su pham Xác định điểm sàn riêng không phải là 'cây đũa thần' cho ngành Sư phạm

Có ý kiến cho rằng, việc xác định điểm sàn riêng vẫn chỉ là 1 trong số rất nhiều các giải pháp chứ không phải ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.