Bài thơ 'viết vội' đầy xúc cảm của lái xe về giáo viên vùng cao

Là một tài xế lái xe tải, anh Bùi Văn Phòng đã sáng tác một bài thơ nói về sự vất vả của giáo viên vùng cao đầy xúc cảm khiến nhiều người suy ngẫm.
bai tho viet voi nhung day xuc cam cua lai xe ve giao vien vung cao Tâm sự của cô giáo 'gồng mình leo dốc cõng bàn ghế' cho học trò
bai tho viet voi nhung day xuc cam cua lai xe ve giao vien vung cao Hiệu trưởng nói gì về bức ảnh 'học sinh ngồi sân đất khai giảng' gây 'bão mạng'?
bai tho viet voi nhung day xuc cam cua lai xe ve giao vien vung cao Sự thật thông báo 'lạ' bắt học sinh đóng gần chục triệu đầu năm gây bức xúc
bai tho viet voi nhung day xuc cam cua lai xe ve giao vien vung cao Thầy giáo làm thơ ‘Nỗi niềm cô giáo hợp đồng’

Cuộc sống của những giáo viên vùng cao bám bản, quanh năm chỉ có sương trắng mây mù vốn bình dị nhưng đã trở nên đẹp nhất thông qua một bài thơ của lái xe tải Bùi Văn Phòng. Sau nhiều lần vận chuyển vật liệu xây dựng trường học tại huyện Sìn Hồ (Lai Châu), anh đã tự cảm nhận được sự khó khăn nơi đây và làm thơ tặng các thầy cô.

bai tho viet voi nhung day xuc cam cua lai xe ve giao vien vung cao
Hình ảnh các thầy cô giáo vùng cao "leo núi cõng bàn ghế" cho học sinh gây xúc động mạnh. Ảnh: CTV.

Nguyên văn bài thơ như sau:

"Con đường nhỏ ngoằn ngoèo như chữ kí

Kí bàn chân tôi ở lại sân trường

Kí những vòng xe, những nét yêu thương

Kí vào tim tôi một trời kỉ niệm.

Ba năm dài qua nhanh như lời hẹn

Tôi về đây làm cô giáo bản Mèo

Tôi về đây, về với dốc cheo leo

Với sương trắng, mây giăng núi bạc.

Ba năm trong một đời người có nhiều đổi khác?

Ba năm với tôi, đã khác rất nhiều

Xa gia đình, lỗi hẹn với tình yêu

Xa thành phố, tôi làm cô giáo bản.

Ngày đầu tiên về đây tôi hốt hoảng

Học sinh của tôi nhỏ bé biết chừng nào!

Tóc cháy nắng, nhựa thành hoa trên áo

Chân chai sần qua những buổi chăn trâu.

Ngày đầu tiên về đây tôi không biết đi đâu

Khắp bốn bề chỉ mây với núi

Đường dốc dài, mưa - trơn, nắng - bụi

Tôi khóc òa… chẳng lẽ bỏ về sao?

Trường của tôi, trường vùng cao

Đèn dầu thay điện, xe trâu thay xe tải

Mùa đông đến nhìn học sinh ái ngại

Sao đến trường… em không mặc áo ấm mùa đông?

Thời gian trôi như bánh xe lăn vòng

Tôi đã quen “đồng hồ gà” báo thức

Đã quen lắm những con đường bên vực

Thành bạn hiền của những ngọn đồi, con suối vùng cao…

bai tho viet voi nhung day xuc cam cua lai xe ve giao vien vung cao
Học sinh tiểu học tại điểm trường trung tâm xã Hồng Thu (Sìn Hồ, Lai Châu) trong giờ thực hành thủ công. Ảnh: Hà Hiền.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Bùi Văn Phòng (SN 1988, quê Hòa Bình) cho biết: "Thật ra đối với những người thường xuyên lên những khu vực khó khăn của bà con miền Tây Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái... mới thấu hiểu được họ phải chịu thiệt thòi vất vả như thế nào. Tôi làm nghề lái xe tải từ hơn 5 năm nay, vào dịp đầu năm 2016 có chuyến vận chuyển vật liệu thi công xây trường ở huyện Sìn Hồ.

bai tho viet voi nhung day xuc cam cua lai xe ve giao vien vung cao
Sáng ngày 9/9 thời tiết có mưa to, các thầy cô giáo trường tiểu học xã Hồng Thu (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) phải đi ủng, mang theo cả áo mưa trên người để vận chuyển bàn ghế cho học sinh. Ảnh CTV

Tận mắt chứng kiến có những giáo viên trẻ mới ra trường nhưng nhận nhiệm vụ trên này, có cô còn khóc mất mấy ngày đầu nhưng rồi sau cũng quên, chả ai than trách gì. Tôi thực sự rất cảm phục nghị lực và nhiệt huyết của những thầy cô giáo nơi đây. Họ vẫn ngày ngày băng rừng vượt suối, cõng trên vai nhưng bộ bàn ghế cồng kềnh bất chấp gian nan khiến tôi thấy rất thương cảm.

bai tho viet voi nhung day xuc cam cua lai xe ve giao vien vung cao
Học sinh vùng cao tạo dáng bên chiếc ô tô tải của anh Bùi Văn Phòng trong một chuyến đi lên khu vực Tây Bắc năm 2015.

Sáng nay (10/9), hồi tưởng lại những hình ảnh mà mình được chứng kiến nên tôi ghi lại thành bài thơ này. Nói là thơ cho sang chứ tôi có được học kỹ năng làm thơ như các thầy cô giáo đâu, nghĩ sao viết vậy thôi chỉ cốt tôn vinh sự vất vả của các giáo viên vùng cao".

Chỉ bằng những vần thơ đầy xúc cảm và giàu hình ảnh đó cũng phần nào phác họa được những khó khăn của các thầy cô giáo bám bản vùng cao phải đối diện hàng ngày. Thay vì sầu não u buồn, họ đã luôn thể hiện tinh thần lạc quan và yêu đời, yêu trò và trường lớp.

Được biết, hiện tại anh Phòng đang sống và làm việc tại khu vực Thanh Trì (TP Hà Nội). Vợ anh cũng làm công nhân lao động trên Hà Nội, hai người mới có một con gái hơn một tuổi gửi cho ông bà nội ở quê Hòa Bình trông nom và hàng tháng về quê thăm con.

bai tho viet voi nhung day xuc cam cua lai xe ve giao vien vung cao Tâm sự của cô giáo 'gồng mình leo dốc cõng bàn ghế' cho học trò

Những bức ảnh về các giáo viên "gồng mình leo dốc cõng bàn ghế" về trường cho học sinh vùng cao đã làm lay động ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.