Ý nghĩa của ông ‘Tiến sĩ giấy’ trong Tết Trung thu là gì?

Đêm trung thu không thể thiếu những đồ chơi như đèn ông sao, mặt nạ,… đặc biệt ông Tiến sĩ giấy và hai ông đánh gậy đứng bên cạnh, đó là biểu tượng cho sự ham học của trẻ.
 

Mỗi dịp Tết Trung thu, trên khắp các con phố ở Hà Nội như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Mã, chợ Đồng Xuân… lại nhộn nhịp bày bán những món đồ chơi truyền thống. Với những chất liệu sẵn có, tự nhiên đã rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam, qua đôi bàn tài hoa của các nghệ nhân làng nghề truyền thống đã tạo nên những món đồ chơi đa dạng, nhiều hình thù, màu sắc khác nhau.

Ngày tết trung thu có nguồn gốc từ đâu?

Cứ mỗi năm đến ngày 15 tháng 8 âm lịch thì trẻ con lại nô nức đón ngày tết trung thu, dưới ánh trăng tròn rực sáng trẻ con sẽ cùng nhau rước đèn, phá cỗ và chơi các trò chơi dân gian. 

Tương truyền, dưới thời nhà Lý, nhà vua muốn tạ ơn thần Rồng đã mang đến mùa màng bội thu nên đã tổ chức lễ Trung Thu. Hoặc các giai thoại của Trung Quốc kể rằng ngày lễ trung thu để tưởng nhớ chuyện tình của Hằng Nga và chàng Hậu Nghệ, hay mối tình đầy đau thương của vua Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi.

Đèn lồng trong ngày tết Trung Thu thể hiện sự ấm no, hạnh phúc gia đình, được làm thủ công từ tre nứa, giấy gió hay giấy bóng kính để trẻ em chơi trong ngày trung thu, từ hẻm nhỏ hay phố lớn đều rực rỡ ánh đèn vô cùng nhộn nhịp. 

Tìm về làng nghề đồ chơi trung thu truyền thống

Để hiểu hơn về ý nghĩa của những món đồ chơi Trung thu truyền thống, chúng tôi tìm về làng Hậu Ái, xã Vân Canh (Hoài Đức - Hà Nội), cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 10 km,. Nơi đây xưa kia vốn nổi tiếng với nghề làm đồ chơi truyền thống phục vụ cho dịp Tết Trung thu. Qua tìm hiểu, được biết làng nghề cho tới nay đã dần bị mai một theo thời gian, hiện trong làng chỉ còn duy nhất một nghệ nhân còn bám trụ với nghề mà ông cha đã để lại, đó là nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến (54 tuổi).

y nghia cua ong tien si giay trong tet trung thu la gi
Nguyễn Thị Tuyến - Nghệ nhân duy nhất của làng Hậu Ái, xã Vân Canh (Hoài Đức - Hà Nội) còn duy trì làm đồ chơi trung thu truyền thống. Ảnh Phi Hùng

Chia sẻ với chúng tôi, bà Tuyến cho biết: Từ năm 9 tuổi bà đã biết điểm các màu, làm khung, dán giấy… dần dần học hết các kỹ năng từ ông bà, cha mẹ mà thành nghề, giữ nghề cho đến bây giờ khi bà đã sống quá nửa đời người.

“Tôi đã được tiếp xúc với nghề từ khi còn nhỏ, trước kia làng tôi nhiều gia đình làm nghề này lắm, nhưng từ khi các mặt hàng đồ chơi hiện đại du nhập vào Việt Nam với nhiều mẫu mã bắt mắt, cạnh tranh với đồ chơi truyền thống, nên người làm nghề mỗi lúc một ít đi, hiện chỉ còn mỗi gia đình tôi còn duy trì được với nghề”, bà Tuyến nói.

Tết Trung Thu có ý nghĩa gì? 

Theo bà Tuyến, Tết Trung thu thời xa xưa là Tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Tuy nhiên, dần dần trung thu trở thành Tết trẻ em, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ bày cho.

y nghia cua ong tien si giay trong tet trung thu la gi
Theo bà Tuyến, ông Tiến sĩ giấy trong Tết Trung thu biểu tượng cho sự ham học của trẻ. Ảnh Phi Hùng
y nghia cua ong tien si giay trong tet trung thu la gi
Hai ông đánh gậy đi bên cạnh là biểu tượng khi con cháu mình thành đạt sẽ có người bảo vệ, che chở . Ảnh Phi Hùng

Tiến sĩ giấy là ai?

Theo TS. Nguyễn Thị Hồng - Phó trưởng Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hình mẫu của ông tiến sĩ giấy nơi đây chính là bậc đại khoa Đỗ Kính Tu dưới triều Lý, hiện được người dân suy tôn làm thành hoàng làng.

Ông Đỗ Kính Tu (hiện chưa rõ năm sinh) nguyên là người làng Hậu Ái sinh ra trong một gia đình nhà nho hiếu học. Thuở nhỏ vốn thông minh, học ít hiểu nhiều nên 13 tuổi sớm đỗ tú tài, 18 tuổi đỗ kỳ thi võ, 23 tuổi đỗ đầu kỳ thi Tam giáo và được vua phong chức Hàn Lâm Viện Đại học sĩ kiêm Võ sư.

Tuy quyền cao vọng trọng nhưng ông không lộng quyền mà luôn cương trực, hết lòng phò vua. Do đó mà đám gian thần buổi nhà Lý suy tàn hết sức căm ghét ông, chúng luôn chờ cơ hội và tìm đủ mọi cớ để hãm hại ông.

Trước những công đức lớn lao mà ông làm cho làng Hậu Ái lúc còn sống, sau khi ông chết người dân làng đã suy tôn ông thành Thánh và thờ làm thành hoàng làng tại Đình Hậu Ái.

Ý nghĩa của ông Tiến sĩ giấy

Đêm trung thu không thể thiếu những đồ chơi như đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân… và đặc biệt không thể thiếu ông Tiến sĩ giấy và hai ông đánh gậy đứng bên cạnh, đó là biểu tượng cho sự ham học của trẻ. Tết Trung thu cũng là lúc trẻ bắt đầu cắp sách tới trường, phụ huynh đã gửi gắm vào các món đồ chơi dân gian này với mong muốn con em mình học hành giỏi giang, sau này lớn lên sẽ thành đạt, làm những việc có ích cho xã hội.

Do đó, ý nghĩa của ông Tiến sĩ là biểu tượng của sự giỏi giang, công danh thành đạt. Còn hai ông đánh gậy đi bên cạnh là biểu tượng khi con cháu mình thành đạt sẽ có người bảo vệ, che chở bên cạnh.

y nghia cua ong tien si giay trong tet trung thu la gi
Đêm trung thu tiến sĩ giấy và hai ông đánh gậy được đặt bên mâm ngũ quả cúng trăng. Ảnh Phi Hùng

Nghệ nhân Tuyến giải thích thêm: “Trong đêm trăng rằm, tiến sĩ giấy và hai ông đánh gậy được đặt bên mâm ngũ quả cúng trăng. Sau đó ông Tiến sĩ sẽ được phụ huynh trịnh trọng đưa đến trước bàn học để cầu mong cho con học hành thành đạt. Hai ông đánh gậy được treo ở gần cửa sổ hoặc nơi có gió để các ông múa, trước kia thời chiến tranh hai ông múa gươm, nhưng thời bình chúng tôi thay bằng gậy cho các ông múa, thể hiện tinh thần rèn luyện sức khỏe.

Một số biểu tượng khác trong ngày tết trung thu

Ngoài đèn lồng và ông tiến sĩ giấy, tết trung thu tại Việt Nam còn có một số biểu tượng khác như: 

Múa lân: Theo tổ tiên, Sư tử là biểu tượng của sự may mắn, phúc lợi và sự bảo trợ trong cuộc sống, đặc biệt là trong lễ hội này.

Bánh Trung thu: Làm và chia sẻ bánh trung thu trong tuần lễ hội này là một phong tục truyền thống đặc biệt trong mỗi gia đình Việt Nam. Đó là bởi vì mọi người tin rằng hình dạng tròn của chiếc bánh tượng trưng cho sự trọn vẹn và đoàn tụ.

Đèn ông sao: Trên phương diện văn hóa, người phương Đông quan niệm rằng hình ảnh ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho ngũ hành tương sinh tương khắc trong phong thủy (Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ). Đây chính là biểu tượng của sự cân bằng, hòa hợp trong thế giới. Vì vậy, chiếc đèn hình ông sao có tác dụng xua đuổi ma quỷ, cầu mong sự may mắn, bình an trong cuộc sống…

Mặt nạ ông địa và thỏ ngọc: Sự xuất hiện của hình tượng ông Địa với thỏ ngọc ẩn giấu ước vọng về một mùa màng bội thu của người nông dân thời xưa.

Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa của người dân Việt Nam, đó là sự đoàn tụ, sum vầy gia đình, đây cũng là dịp cha mẹ quan tâm chăm sóc con cái, và ngược lại con cái cũng có cơ hội báo hiếu, biết ơn tới những người đã sinh thành ra mình…”.


y nghia cua ong tien si giay trong tet trung thu la gi Phụ huynh đua nhau đưa con về làng làm đồ chơi trung thu truyền thống

Trước Tết Trung thu, nhiều phụ huynh đua nhau đưa con về vui chơi ở ngôi làng nổi tiếng với nghề làm các món đồ ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.