Khu vườn 10m2 đủ loại rau xanh mướt nhờ phương pháp trồng thủy canh | |
Tiềm năng từ những vùng trồng cây dược liệu của Việt Nam |
|
Yên bạch có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy từng địa phương như: cây cộng sản, cây cỏ lào, cây phân xanh, cỏ Nhật, cây lốp bốp, ba bớp… Cây mọc thành từng bụi, có thể cao tới 2m, lá mọc đối xứng, hoa nhỏ, màu tím nhạt. Yên Bạch phân bố rộng khắp trong cả nước, nhiều nhất ở vùng trung du, miền núi phía bắc. Người dân nơi đây thường chặt và bỏ xuống ruộng, để làm phân xanh tự nhiên.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết quả cho thấy, trong cây yên bạch rất giàu đạm, lân, kali. Ngọn non và lá của yên bạch chứa tới 2,65% đạm, 2,48% kali, 0,5% lân và tinh dầu. Thêm vào đó là tác dụng chống viêm và kháng khuẩn của cây yên bạch rất tốt.
Tác dụng cầm máu
|
Cây yên bạch có chứa các chất kháng sinh, với tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, làm ức chế vi khuẩn gây mủ trên vết thương hở và đặc biệt có khả năng cầm máu nhanh. Nếu bị thương khi đi du lịch, xa hiệu thuốc mà lại gần vùng rừng cây, bạn có thể nghĩ ngay đến cây yên bạch. Chỉ cần hái một nắm lá (tốt nhất là lá bánh tẻ) rửa sạch, rồi vò nát và đắp vào vết thương.
Trị táo bón
|
Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị táo bón, lị cấp tính hay tiêu chảy chỉ cần hái 3-5 ngọn yên bạch, rửa sạch, nhai kèm với chút muối, nuốt cả nước lẫn bã, có thể trị dứt điểm táo bón, tiêu chảy. Đây là bài thuốc vô cùng hiệu nghiệm mà bà con vùng núi thường sử dụng. Nếu bị nhẹ thì chỉ dùng một lần duy nhất là có thể khỏi bệnh.Vị đắng trong lá yên bạch có tác dụng diệt khuẩn, nên khi ăn vào dạ dày, nó sẽ tiêu diệt các khuẩn gây hại.
Chữa loét giác mạc
|
Sử dụng 50g lá yên bạch, rửa sạch, giã nhỏ và cho vào hấp cách thủy khoảng 30 phút. Sau đó, rửa mắt bằng nước muối, bọc lá yên bạch vào miếng gạc, đắp lên mắt. Người bệnh nằm 10-12h thì thay thuốc. Đây là bài thuốc khá hiệu nghiệm vì yên bạch giúp diệt khuẩn gây mủ rất tốt.
Nghiên cứu trên bệnh nhân bỏng cho thấy, dịch chiết từ yên bạch có hiệu quả ức chế vi khuẩn mạnh, có tác dụng kích thích biểu mô liền vết thương và giảm sưng viêm.
Ngoài các tác dụng chính như trên, đã có những nghiên cứu chiết suất flavonoid trong cây yên bạch để làm mỹ phẩm... Cây yên bạch được người dân sử dụng nhiều vì tính chống viêm, kháng khuẩn, đây cũng là một loài dược liệu quý có thể điều chế thành dược phẩm nếu có thêm những nghiên cứu sâu hơn từ các nhà khoa học.