Yêu nhau, cởi áo cho nhau, nhưng…

Quay clip nóng tôi nghĩ giống như bạn tàng trữ bom trong nhà mình vậy. Làm sao tránh được chuyện bom nổ, gây thương tích nếu người lưu giữ có dụng tâm từ trước, và cả khi yêu thương không còn đủ lớn?

Từ lâu, ông bà mình đã cởi mở vấn đề “cho nhau”. Điều đó thể hiện trong câu hát “Yêu nhau cởi áo cho nhau/ Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay”! À, thì chuyện thương yêu nhau, cảm xúc đủ để dành cho nhau những điều ngọt ngào hơn trong tình yêu (đối với hai người chưa chồng chưa vợ) là điều bình thường.

Tất nhiên, đó là quyết định riêng khi cả hai đã đủ trưởng thành và suy nghĩ kỹ, chín chắn để biết rõ những hậu quả/ hay kết quả nếu có sau đó, cần được tôn trọng.

Nhưng với điều kiện, người trong cuộc không được đổ lỗi cho nhau sau đó và nếu có bất sự cố nào xảy ra sau việc “trao cho nhau” thì phải tự chịu trách nhiệm. Vì đó là quyết định của mình trước đó, hoa trái gặt được dù đắng hay ngọt cũng đều là sản phẩm của chính mình.

Yêu nhau, cởi áo cho nhau, nhưng… - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Phim 'Time We Were Not In Love'/SBS).

Thường, sau quan hệ, những hệ lụy nếu có sẽ được quy lỗi do nam nhân nhiều hơn vì “phụ nữ nhẹ dạ”. Tôi không đồng ý lắm với cách suy nghĩ này vì chuyện đó không phải là sự ép uổng mà là tự nguyện, ngay cả khi có sự thuyết phục từ bên kia thì người phụ nữ cũng cần nhìn nhận một phần trách nhiệm của bản thân.


Kỹ năng sống mang tên “lắc đầu” khi chưa chắc chắn hay chưa hiểu hết một người cần được trang bị - để không nói câu “tôi bị lừa” một cách muộn mằn. Tại sao khi anh ấy thuyết phục “cho” bạn không có đủ lẽ để thuyết phục ngược lại?

Thực ra, điều bắt buộc trong tình yêu là phải có hiểu và thương, thương và có cam kết lâu dài mới tiến tới những điều gì đó xa hơn: sống chung, kết hôn, sinh con đẻ cái…

Về mặt pháp luật, cam kết lâu dài trong tình yêu chính là khi cả hai quyết định cưới xin, có một tờ giấy đăng kết hôn (hôn thú) làm bảo chứng cho lời hứa gắn bó. Về mặt tình cảm, cảm xúc, đó là khi mình đủ hiểu để tin cậy người đó là một phần quan trọng trong đời, không thể thiếu nếu mình có kết hôn.

Trong trường hợp đã kết hôn hay chuẩn bị kết hôn thì việc đi quá giới hạn hay không tùy quan niệm, cách sống và không liên quan tới đạo đức. Còn việc yêu-tin và muốn dành sự thân mật tuyệt đối cho người mình thương cũng vậy, nó sẽ chỉ trở thành vấn đề cục nếu ta quá dễ dãi (kiểu tình một đêm).

Có nhiều cô gái và chàng trai sống theo xu hướng dễ dãi đó và tất nhiên, hậu quả (nếu có) thì sẽ khó được chấp nhận, đáng trách hơn đáng thương. Nhưng cũng có nhiều trường hợp yêu lầm yêu lỡ: “em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài/ ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây”. Đó là khi trao thân, gửi phận cho một người không xứng đáng. Âu cũng là… tai nạn, và trách kẻ bạc tình một nhưng bản thân phải rút ra bài học sâu sắc.

Nhiều người quan niệm về trinh tiết theo kiểu khắt khe Nho giáo, điều đó cũng tốt nếu giữ được nhưng cái quan trọng là ở cách sống và cách yêu. Nếu mình nhiệt thành yêu, sống trọn vẹn - quyết định của mình trong chuyện "cởi áo cho nhau" cũng nằm trong nghĩa đó - mà khi "con ong đã tỏ đường đi lối về", kẻ ấy không còn trọng tình của mình thì thật không đáng để mình tiếc, nhớ hay níu kéo. 

Thực sự, khi người muốn đi, ta có níu có kéo cũng bằng thừa! May mà nhận ra sớm để làm lại cuộc yêu bằng chính cái cách mình đã sống, đã yêu. Điều đó mới quan trọng!

Tôi không ủng hộ chuyện lỡ yêu và rủi trao rồi sau đó không dám yêu ai nữa. Mình sai khi trao lầm người là có lỗi một lần với bản thân - cần phải sửa lỗi bằng cách dành tình yêu cho một người xứng đáng hơn.

Cuộc sống cần biết bao yêu thương, như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: "Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Nên trái tim có hóa đá sau đổ vỡ nào đó mà mình nghĩ là mình "mất" vì lỡ trao thì hãy chấn chỉnh suy nghĩ ấy. Rằng, không phải vậy, tôi trao cho cái người mà tôi nghĩ là họ yêu mình thật lòng chứ không phải con người thật không tốt của họ. Theo đó, lần trao ấy với mình cũng xuất phát từ yêu thương chân thành đó chứ.

Thiết nghĩ, mọi sự phải xét ở mình, ở ý niệm của việc làm nơi mình, còn chuyện ở người mình quản không được.

Thời xưa, khi máy quay phim chưa có, điện thoại thông minh là "món hàng" của tương lai xa tít mù nào đó thì người ta yêu và "yêu" không cần ghi lại trong thẻ nhớ để "làm kỉ niệm".

kỉ niệm khi đó được lưu vào trong tim, trong trí nhớ, trở thành ức khó phai mờ. Và ức đó nuôi dưỡng cảm xúc để lại tiếp tục yêu và trân trọng người đã tin tưởng trao cho mình điều ngọt ngào, riêng tư nhất. Đó là tình yêu chân thật.

Ngày nay, khi công nghệ phát triển, lấy do "làm kỉ niệm" để rồi ái ân được người ta ghi lại, sẽ chẳng có gì cho đến khi nó bị rò rỉ. Quay clip nóng tôi nghĩ giống như bạn tàng trữ bom trong nhà mình vậy. Làm sao tránh được chuyện bom nổ, gây thương tích nếu người lưu giữ có dụng tâm từ trước, và cả khi yêu thương không còn đủ lớn? Từ đó, chuyện riêng tư bỗng công khai cho "toàn thế giới" biết. Đấy là lỗi của người "đồng tâm" lưu giữ "bom".

Những cử chỉ yêu thương vốn riêng tư cần được mỗi người cất vào ngăn ức không quên thì hà cớ gì quay lại? Không có bộ nhớ nào đáng tin bằng bộ nhớ trong đầu mình cả!

Trách người tung chuyện riêng tư của ai đó lên là đúng, nhưng nếu mình là chủ nhân quay lại chính clip đó, đồng thuận cho quay, liệu ta có vô can? Theo tôi, trừ trường hợp bị quay lén thì bạn mới là nạn nhân, còn đồng thuận để ghi lại chuyện giường chiếu dù giữa mình với ai đi nữa, khi nó phát tán - bạn cũng là đồng phạm!

Tôi không phán xét việc "sống thử", tôi nghĩ là nên sống có trách nhiệm trong mọi quyết định của bản thân. Bạn có quyền chọn lựa và bạn phải có trách nhiệm xử khủng hoảng, chịu đựng hệ quả của chọn lựa đó nếu nó có hậu quả gì đó. Đơn giản vậy thôi!

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.